Tường cotton là loại vật liệu còn khá mới, được nhập khẩu hoàn toàn từ Đức, giúp giải quyết hiện tượng ngưng tụ hơi nước trên bề mặt tường sau khi sử dụng điều hòa, hạn chế sự ẩm mốc trong điều kiện khí hậu nóng ẩm tại nước ta.
Có thể hiểu tường cotton là lớp cách nhiệt, cách âm trên tường phía trong nhà, nhưng không cản trở sự lưu thông của hơi ẩm. Tường cotton có tính trữ ẩm cao, có thể lên đến 2 lít nước/m2, do đó bề mặt tường luôn khô ráo. Khi tắt điều hòa và mở cửa, sẽ không còn hiện tượng "đổ mồ hôi" trên tường.
Tường cotton là sản phẩm làm từ sợi (bông) tự nhiên, có pha keo và các phụ gia trang trí khác, được đóng thành từng gói có trọng lượng 2 kg với nhiều màu sắc khác nhau. Khi thi công, chỉ cần pha vào nước và quét lên tường. Một gói nếu thi công khéo có thể dùng cho khoảng 8-10 m2. Tại Việt Nam, sản phẩm có chừng 20 màu sắc và mẫu mã khác nhau, giá từ 250.000 đến 400.000 đồng/kg (chưa kể thi công), và chủ yếu xuất hiện tại miền Bắc.
Một bức tường với lớp cotton dày sẽ mang lại cảm giác dễ chịu cho người cư ngụ. Tường cotton có thể được thể hiện với tất cả màu sắc và ý tưởng thiết kế. Loại vật liệu này cho phép bạn đưa những hình ảnh yêu thích hay biểu tượng của công ty... vào công trình. Tường cotton không mùi, không gây dị ứng, gây hại trong mọi điều kiện.
Lý tưởng nhất khi dùng tường cotton là trong những căn phòng có sử dụng điều hòa (chẳng hạn như văn phòng hay các căn hộ chung cư cao cấp), bởi khi đó, tường sẽ không phải tiếp xúc với không khí, khó bám bụi hơn. Ngoài ra, một yêu cầu khắt khe của loại vật liệu này là phải thi công trên những bề mặt tường đã được xử lý khá tốt.
Theo lời khuyên của các kiến trúc sư, có hai cách phủ vật liệu cotton lên tường, như kiểu bả matit hoặc dùng súng phun. Nếu có bất kỳ một mảng tường nào bị tróc, hoàn toàn có thể đắp bổ sung bằng vật liệu còn thừa. Khi thi công, cách tốt nhất là được thợ lành nghề thực hiện. Tuy nhiên, chính gia chủ cũng có thể tự làm đẹp cho nhà mình với loại vật liệu này, nhưng cần lưu ý một vài điều, chẳng hạn phải có một số đồ nghề chuyên dụng, pha sản phẩm với nước sạch, đựng trong những thùng (chậu) sạch không màu để tránh bị lẫn những màu không như ý muốn. Nếu nhà cung cấp dịch vụ thi công giúp bạn, họ sẽ có trách nhiệm bảo trì 3-4 tháng một lần.
Khi muốn cải tạo, hãy giữ nguyên lớp cotton cũ, và chỉ việc phủ lớp mới lên trên. Nếu không thích, bạn hoàn toàn có thể dỡ bỏ lớp cũ một cách dễ dàng bằng nước.
Nhóm Sản Phẩm Sika
Thursday, 29 May 2008
Ứng dụng Sơn Epoxy Gốc Nước Thế Hệ Mới trên Bê tông “Tươi”
Các nhà thầu luôn phải đối mặt với vấn đề sự cố bề mặt sàn bê tông trong quá trình phát triển độ cứng. Các yếu tố phát sinh làm chậm tiến độ do phải chờ bê tông đủ tuổi, hao tổn nước dưỡng hộ do bê tông bị mất nước do bay hơi, các vấn đề về bảo vệ môi trường khi sử dụng các sản phẩm chất tạo màng có chứa dung môi hữu cơ (VOCs) hoặc các vấn đề sự cố khác thường phạm phải khi thi công sơn sàn. Cuộc kiếm tìm câu trả lời cho vấn đề này đã kết thúc khi Công ty Sơn Công Nghiệp kết hợp cùng các đối tác nước ngoài tiến hành nghiên cứu và phát triển loại sản phẩm sơn lót chất lượng cao thế hệ mới có thể tạo màng được trên bê tông tươi hoặc bê tông non tạo ra giải pháp giải quyết thử thách này.
Sản phẩm mới: Ecomax EF 8220-WRP, sơn lót epoxy gốc nước đa năng, ngày hôm nay được giới thiệu trong khuôn khổ hội chợ triển lãm ngành xây dựng Việt Nam- VietBuild Hanoi 2008- diễn ra tại Hà nội trong tháng 4 năm 2008 này.
Ecomax EF 8220-WRP là sản phẩm sơn lót epoxy gốc nước với tiêu chí sử dụng là sản phẩm sơn lót trực tiếp cho bê tông “tươi”. Với tính năng có thể phủ trực tiếp và bám dính tuyệt hảo trên bê tông tươi trong vòng 24 giờ kể từ khi tiến hành đổ, sản phẩm mới này cho phép tận dụng tối đa thời gian thi công đảm bảo cho công trình sớm được đưa vào sử dụng theo đúng tiến độ.
Ngoài chức năng chính là sơn lót, Ecomax EF 8220-WRP còn đóng vai trò là tác nhân khâu bề mặt bê tông “tươi” với tác dụng chống mất nước phục vụ cho thủy hóa bê tông. Lớp màng khâu bề mặt nhanh khô này còn phục vụ tiếp tục cho hệ thống như một lớp màng lót cho các lớp màng phủ tiếp theo được thực hiện 24 giờ sau đó. Đo đặc tính chế tạo của Ecomax EF 8220-WRP, để thực hiện các lớp phủ tiếp theo, ta không cần phải tiến hành loại bỏ lớp lót đã phủ và do đó tiết kiệm được thời gian, nhân lực và các chi phí thi công khác.
Bằng sản phẩm này, chúng ta đã tìm ra một con đường mới làm giảm thời gian nghỉ chờ khô bê tông do lớp lót có thể được tiến hành thi công 1 ngày sau khi đổ bê tông thay vì 28 ngày chờ như thông thường. Sau khi thi công lớp lót 24h, ta có thể trở lại tiếp tục thi công hoàn thiện các bước tiếp theo mà không phải đợi chờ thêm nữa. Ecomax EF 8220-WRP mở ra một con đường mới cho phép thực hiện thi công các loại màng phủ sàn mà không mất thời giờ chờ đợi.
Với công thức hoàn toàn không chứa các hợp chất không bay hơi, Ecomax EF 8220-WRP đóng vai trò đặc biệt với khách hàng nhờ tính năng thân thiện với môi trường. Sản phẩm epoxy gốc nước có thể được phối dễ dàng với nhựa và nước. Chúng có thể được thi công bằng phương pháp quét bằng chổi, lăn lô hoặc phun trực tiếp lên bề mặt bê tông “tươi” cũng như các loại bề mặt bê tông mới cũ khác nhau. Với độ nhớt thấp, sản phẩm sơn lót có khả năng thấm sâu vào bề mặt bê tông tạo liên kết vững chắc.
Tính hiệu quả của sản phẩm này ở chỗ ngoài việc đẩy nhanh tiến độ hoàn thiện, không cần tách loại trước khi thi công lớp sau còn là khả năng tương hợp tốt với các chất tạo màng khác trong hệ thống các loại màng phủ cho bê tông.
Thực tế, Ecomax EF 8220-WRP mang lại giá trị gia tăng khi được áp dụng cho hệ bê tông có mức độ ẩm cao.
Ecomax EF 8220-WRP được thiết kế để giải quyết sự cố phồng rộp hoặc bong rộp màng sơn phát sinh trong quá trình thi công sơn sàn bê tông công nghiệp do sự chuyển dịch hơi ẩm qua khối bê tông gây ra.
Đây là một loại sản phẩm mới rất đặc thù và khác biệt so với các sản phẩm cùng loại. Giải pháp khắc phục sự cố do chuyển dịch hơi ẩm ở đây là sử dụng vật liệu epoxy tự cân bằng phù hợp (hoặc dạng lớp mỏng) tạo màng có tính “bán thoát hơi” (semi-permeable) và do đó loại bỏ sự cố phồng rộp hoặc bong rộp. Chúng cho phép ta chế tạo được sản phẩm sơn có độ dày cao và màng tạo thành có khả năng “thở” được trong thời gian dài sau khi thi công.
Bằng kĩ nghệ chế tạo chất tạo màng có cấu trúc 3D nội bền vững, sau khi tạo màng, hệ thống hình thành nên cấu trúc vi mao quản. Cấu trúc này cho phép thông thoát hơi ẩm qua mạng nội phân trong khi vẫn đảm bảo không cho phép các hoạt chất dạng lỏng tấn công qua màng phủ. Tính chất liên hợp này cho phép mở rộng nhiều ứng dụng cho các hệ màng phủ epoxy công nghiệp.
Sản phẩm Ecomax EF 8220-WRP và Ecomax EF 8221-WRT có thể sử dụng để chế tạo hệ thống sơn sàn công nghiệp có độ dày cao, không chứa các hợp chất bay hơi hữu cơ (VOCs) và không sử dụng thêm các chất nhũ hóa.
Sản phẩm Ecomax EF 8220-WRP và Ecomax EF 8221-WRT được chế tạo theo công nghệ mới gọi tắt là EMC (Emulsifible Curing Agent Technology) thay thế cho công nghệ cũ gọi tắt là ECC (Epoxy Cement Concrete) với tính năng chế tạo được các lớp màng phủ có độ dày tùy ý nhưng không cần sử dụng vật liệu xi măng do các khó khăn trong điều chỉnh tốc độ khô với 4 thành phần và phụ thuộc nhiều vào 3 yếu tố thi công là mức độ hấp thụ nước của sàn, nhiệt độ thi công và độ ẩm môi trường.
Qua hình SEM (20.000 lần), ta thấy màng thông thường với cyclo aliphatic có tính không liên tục, màng sử dụng EMC có tính liên tục hơn với các lỗ mao quản xếp đều và chặt dạng vi xốp. Điều này giải thích cho khả năng thông thoát hơi ẩm của màng.
Bên cạnh tính năng thông thoát hơi ẩm, Ecomax EF 8221-WRT còn là một loại sản phẩm sơn sàn công nghiệp có lĩnh vực ứng dụng rộng từ sơn có độ bóng cao đến sơn mờ, sơn cho ngành thực phẩm và đồ uống, sơn sàn và chất trám vá… Các đặc tính cơ bản của sản phẩm là khô nhanh, bám dính tốt trên nhiều dạng bề mặt, độ nhớt thấp, đóng rắn tốt trong điều kiện nhiệt độ thấp, bền chịu nước sớm, màng ổn định và đặc biệt là sản phẩm có giá thành rất cạnh tranh.
Sản phẩm mới: Ecomax EF 8220-WRP, sơn lót epoxy gốc nước đa năng, ngày hôm nay được giới thiệu trong khuôn khổ hội chợ triển lãm ngành xây dựng Việt Nam- VietBuild Hanoi 2008- diễn ra tại Hà nội trong tháng 4 năm 2008 này.
Ecomax EF 8220-WRP là sản phẩm sơn lót epoxy gốc nước với tiêu chí sử dụng là sản phẩm sơn lót trực tiếp cho bê tông “tươi”. Với tính năng có thể phủ trực tiếp và bám dính tuyệt hảo trên bê tông tươi trong vòng 24 giờ kể từ khi tiến hành đổ, sản phẩm mới này cho phép tận dụng tối đa thời gian thi công đảm bảo cho công trình sớm được đưa vào sử dụng theo đúng tiến độ.
Ngoài chức năng chính là sơn lót, Ecomax EF 8220-WRP còn đóng vai trò là tác nhân khâu bề mặt bê tông “tươi” với tác dụng chống mất nước phục vụ cho thủy hóa bê tông. Lớp màng khâu bề mặt nhanh khô này còn phục vụ tiếp tục cho hệ thống như một lớp màng lót cho các lớp màng phủ tiếp theo được thực hiện 24 giờ sau đó. Đo đặc tính chế tạo của Ecomax EF 8220-WRP, để thực hiện các lớp phủ tiếp theo, ta không cần phải tiến hành loại bỏ lớp lót đã phủ và do đó tiết kiệm được thời gian, nhân lực và các chi phí thi công khác.
Bằng sản phẩm này, chúng ta đã tìm ra một con đường mới làm giảm thời gian nghỉ chờ khô bê tông do lớp lót có thể được tiến hành thi công 1 ngày sau khi đổ bê tông thay vì 28 ngày chờ như thông thường. Sau khi thi công lớp lót 24h, ta có thể trở lại tiếp tục thi công hoàn thiện các bước tiếp theo mà không phải đợi chờ thêm nữa. Ecomax EF 8220-WRP mở ra một con đường mới cho phép thực hiện thi công các loại màng phủ sàn mà không mất thời giờ chờ đợi.
Với công thức hoàn toàn không chứa các hợp chất không bay hơi, Ecomax EF 8220-WRP đóng vai trò đặc biệt với khách hàng nhờ tính năng thân thiện với môi trường. Sản phẩm epoxy gốc nước có thể được phối dễ dàng với nhựa và nước. Chúng có thể được thi công bằng phương pháp quét bằng chổi, lăn lô hoặc phun trực tiếp lên bề mặt bê tông “tươi” cũng như các loại bề mặt bê tông mới cũ khác nhau. Với độ nhớt thấp, sản phẩm sơn lót có khả năng thấm sâu vào bề mặt bê tông tạo liên kết vững chắc.
Tính hiệu quả của sản phẩm này ở chỗ ngoài việc đẩy nhanh tiến độ hoàn thiện, không cần tách loại trước khi thi công lớp sau còn là khả năng tương hợp tốt với các chất tạo màng khác trong hệ thống các loại màng phủ cho bê tông.
Thực tế, Ecomax EF 8220-WRP mang lại giá trị gia tăng khi được áp dụng cho hệ bê tông có mức độ ẩm cao.
Ecomax EF 8220-WRP được thiết kế để giải quyết sự cố phồng rộp hoặc bong rộp màng sơn phát sinh trong quá trình thi công sơn sàn bê tông công nghiệp do sự chuyển dịch hơi ẩm qua khối bê tông gây ra.
Đây là một loại sản phẩm mới rất đặc thù và khác biệt so với các sản phẩm cùng loại. Giải pháp khắc phục sự cố do chuyển dịch hơi ẩm ở đây là sử dụng vật liệu epoxy tự cân bằng phù hợp (hoặc dạng lớp mỏng) tạo màng có tính “bán thoát hơi” (semi-permeable) và do đó loại bỏ sự cố phồng rộp hoặc bong rộp. Chúng cho phép ta chế tạo được sản phẩm sơn có độ dày cao và màng tạo thành có khả năng “thở” được trong thời gian dài sau khi thi công.
Bằng kĩ nghệ chế tạo chất tạo màng có cấu trúc 3D nội bền vững, sau khi tạo màng, hệ thống hình thành nên cấu trúc vi mao quản. Cấu trúc này cho phép thông thoát hơi ẩm qua mạng nội phân trong khi vẫn đảm bảo không cho phép các hoạt chất dạng lỏng tấn công qua màng phủ. Tính chất liên hợp này cho phép mở rộng nhiều ứng dụng cho các hệ màng phủ epoxy công nghiệp.
Sản phẩm Ecomax EF 8220-WRP và Ecomax EF 8221-WRT có thể sử dụng để chế tạo hệ thống sơn sàn công nghiệp có độ dày cao, không chứa các hợp chất bay hơi hữu cơ (VOCs) và không sử dụng thêm các chất nhũ hóa.
Sản phẩm Ecomax EF 8220-WRP và Ecomax EF 8221-WRT được chế tạo theo công nghệ mới gọi tắt là EMC (Emulsifible Curing Agent Technology) thay thế cho công nghệ cũ gọi tắt là ECC (Epoxy Cement Concrete) với tính năng chế tạo được các lớp màng phủ có độ dày tùy ý nhưng không cần sử dụng vật liệu xi măng do các khó khăn trong điều chỉnh tốc độ khô với 4 thành phần và phụ thuộc nhiều vào 3 yếu tố thi công là mức độ hấp thụ nước của sàn, nhiệt độ thi công và độ ẩm môi trường.
Qua hình SEM (20.000 lần), ta thấy màng thông thường với cyclo aliphatic có tính không liên tục, màng sử dụng EMC có tính liên tục hơn với các lỗ mao quản xếp đều và chặt dạng vi xốp. Điều này giải thích cho khả năng thông thoát hơi ẩm của màng.
Bên cạnh tính năng thông thoát hơi ẩm, Ecomax EF 8221-WRT còn là một loại sản phẩm sơn sàn công nghiệp có lĩnh vực ứng dụng rộng từ sơn có độ bóng cao đến sơn mờ, sơn cho ngành thực phẩm và đồ uống, sơn sàn và chất trám vá… Các đặc tính cơ bản của sản phẩm là khô nhanh, bám dính tốt trên nhiều dạng bề mặt, độ nhớt thấp, đóng rắn tốt trong điều kiện nhiệt độ thấp, bền chịu nước sớm, màng ổn định và đặc biệt là sản phẩm có giá thành rất cạnh tranh.
Phụ gia siêu dẻo cao cấp thế hệ mới cho Bê tông tự đầm chất lượng cao
Trong vài năm trở lại đây, nhiều hãng hoá chất nổi tiếng trên thế giới như Công ty Hoá chất xây dựng Degusa (Anh) đã nghiên cứu biến tính polyme với các công nghệ đặc biệt để chế tạo phụ gia siêu dẻo thế hệ mới cho công nghệ sản xuất bê tông, trong đó có bê tông tự đầm chất lượng cao.
Hình thái và cấu trúc phân tử của các polyme này có thể kiểm soát cơ chế và thúc đẩy khả năng hydrat của bề mặt hạt xi măng tự do, từ đó cải thiện cường độ tuổi sớm của bê tông. Người ta cho rằng, sự thành công của công nghệ chế tạo phụ gia siêu dẻo cao cấp thế hệ mới này sẽ tạo cho ngành công nghiệp bê tông có khả năng sản xuất cấu kiện bê tông có các tính chất như mong muốn.
Với việc sử dụng hợp lý tỉ lệ phụ gia siêu dẻo thế hệ mới, bê tông tự đầm có thể điền đầy khuôn mà không cần bất kỳ sự đầm nén nào nhưng vẫn tự lèn chặt hoàn toàn và cũng không có dấu hiệu phân tầng hoặc tách nước. Việc sản xuất bê tông dự ứng lực bằng công nghệ bê tông tự đầm có thể đạt cường độ bê tông 45 MPa trong khoảng 12 đến 18 giờ đầu mà không cần bất kỳ sự trợ giúp về nhiệt nào. Những thử nghiệm gần đây cũng cho kết quả trên 70 MPa ở 18 giờ đầu với bê tông không dưỡng hộ nhiệt. Do những ưu điểm trên, trong vài năm tới các nhà sản xuất ở Anh sẽ sử dụng công nghệ này cho việc sản xuất cấu kiện bê tông đúc sẵn. Công nghệ này cũng đã được Hà Lan sử dụng và chiếm tới 75% thị phần sản xuất các cấu kiện bê tông đúc sẵn. Khi thi công toà nhà Canada Square 42 tầng ở Canary Wharf , đã sử dụng phụ gia Grade 60 để chế tạo bê tông có cường độ nén mẫu trụ đạt trên 100 MPa và độ sụt hầu như không giảm khi bê tông được bơm lên đến tầng cao nhất của toà nhà này.
Hình thái và cấu trúc phân tử của các polyme này có thể kiểm soát cơ chế và thúc đẩy khả năng hydrat của bề mặt hạt xi măng tự do, từ đó cải thiện cường độ tuổi sớm của bê tông. Người ta cho rằng, sự thành công của công nghệ chế tạo phụ gia siêu dẻo cao cấp thế hệ mới này sẽ tạo cho ngành công nghiệp bê tông có khả năng sản xuất cấu kiện bê tông có các tính chất như mong muốn.
Với việc sử dụng hợp lý tỉ lệ phụ gia siêu dẻo thế hệ mới, bê tông tự đầm có thể điền đầy khuôn mà không cần bất kỳ sự đầm nén nào nhưng vẫn tự lèn chặt hoàn toàn và cũng không có dấu hiệu phân tầng hoặc tách nước. Việc sản xuất bê tông dự ứng lực bằng công nghệ bê tông tự đầm có thể đạt cường độ bê tông 45 MPa trong khoảng 12 đến 18 giờ đầu mà không cần bất kỳ sự trợ giúp về nhiệt nào. Những thử nghiệm gần đây cũng cho kết quả trên 70 MPa ở 18 giờ đầu với bê tông không dưỡng hộ nhiệt. Do những ưu điểm trên, trong vài năm tới các nhà sản xuất ở Anh sẽ sử dụng công nghệ này cho việc sản xuất cấu kiện bê tông đúc sẵn. Công nghệ này cũng đã được Hà Lan sử dụng và chiếm tới 75% thị phần sản xuất các cấu kiện bê tông đúc sẵn. Khi thi công toà nhà Canada Square 42 tầng ở Canary Wharf , đã sử dụng phụ gia Grade 60 để chế tạo bê tông có cường độ nén mẫu trụ đạt trên 100 MPa và độ sụt hầu như không giảm khi bê tông được bơm lên đến tầng cao nhất của toà nhà này.
Tuesday, 20 May 2008
PHƯƠNG PHÁP THIẾT KẾ CẤP PHỐI BÊ TÔNG ĐẦM LĂN
NGHIÊN CỨU VÀ LUẬN BÀN VỀ
PHƯƠNG PHÁP THIẾT KẾ CẤP PHỐI BÊ TÔNG ĐẦM LĂN
ThS. Nguyễn Như Oanh
NCS. Đại học Vũ Hán - Trung Quốc
Đập bê tông đầm lăn là loại bê tông có sự khác biệt so với bê tông dẻo thông thường. Nó có lượng dùng cát lớn, lượng dùng xi măng nhỏ, thường dùng lượng vật liệu hỗn hợp với tỷ lệ lớn. Hỗn hợp BTĐL không có tính dẻo, hiện rõ trạng thái phân tán, rời rạc, nhưng hỗn hợp BTĐL vẫn có những đặc điểm giống như bê tông thông thường là sau khi đầm lèn chặt, nó cũng ngưng kết và cứng hoá. Đặc biệt là vật liệu kết dính qua quá trình thuỷ hoá sinh ra các sản phẩm dính kết các hạt cốt liệu thành một thể hoàn chỉnh, cường độ cũng tăng liên tục theo tuổi của bê tông. Do hàm lượng vữa vật liệu kết dính trong bê tông đầm lăn tương đối ít nên tính kết dính của hỗn hợp tương đối kém, BTĐL có phương pháp thi công giống như thi công đắp vật liệu cát, đất đá, cho nên có thể xem hỗn hợp bê tông đầm lăn như là loại vật liệu hỗn hợp cát, đất, đá. Đó là tổng hợp các hệ rắn, thể lỏng, và thể khí. Sự đầm lèn của hỗn hợp BTĐL để tăng độ chặt khác so với bê tông thông thường, đó là dùng đầm rung lèn chặt từng tầng bê tông. Hỗn hợp BTĐL được máy đầm rung, chấn động và tác dụng của lực nén làm chặt lại, có thể tích rắn chắc, làm vị trí các hạt khi rắn chắc sẽ đạt tới vị trí mới, sinh ra sự thay đổi vị trí tương đối giữa các hạt tiếp xúc lẫn nhau. Các hạt nhỏ bị dồn lèn lấp đầy lỗ rỗng giữa các hạt lớn, không khí trong lỗ rỗng bị dồn đẩy ra ngoài. Hỗn hợp bê tông dần dần bị lèn chặt. Ngoài ra vữa vật liệu kết dính trong hỗn hợp BT có tính thay đổi khi tiếp xúc, trong khi đầm lèn do sự thay đổi sự keo kết mà dung dịch keo gọi là "hoá lỏng" nên có tính lưu động nhất định, dần dần lấp đầy lỗ rỗng, làm không khí bị đẩy ra ngoài. Do vậy, độ đầm lèn chặt của bê tông đầm lăn ngoài có đặc điểm cơ bản giống bê tông thông thường còn có một số đặc tính giống như thi công như đầm lèn vật liệu đất.
Chính vì hỗn hợp bê tông đầm lăn và BTĐL sau khi cứng hoá có một số đặc tính giống như bê tông và vật liệu hỗn hợp cát, đất, đá, nên tỷ lệ phối hợp bê tông đầm lăn có thể tiến hành thiết kế cơ bản theo nguyên lý của bê tông thông thường, cũng có thể tiến hành thiết kế gần như vật liệu đất đắp. Các nguyên lý, phương pháp thiết kế bê tông đầm lăn được xem hỗn hợp BTĐL như là bê tông thông thường, cường độ bê tông và các tính năng khác có thể tuân theo mối quan hệ với tỷ lệ N/CKD được Abrams thành lập từ năm 1918.
Trong hỗn hợp bê tông cần yêu cầu có lượng vữa đầy đủ để nhét đầy lỗ rỗng giữa các hạt cốt liệu lớn, thì hỗn hợp bê tông mới được lèn chặt hoàn toàn, bê tông mới không có lỗ rỗng. Nguyên lý, phương pháp thiết kế đầm đất sẽ xem hỗn hợp bê tông đầm lăn như là loại đất giầu xi măng. Thiết kế tỷ lệ phối hợp của nó dựa vào quan hệ giữa độ chặt, hàm lượng nước và căn cứ vào máy móc ở hiện trường có thể xác định được khả năng đầm chặt của hỗn hợp ứng với hàm lượng nước tối ưu.
Nhưng hỗn hợp bê tông sau khi lèn chặt, lượng bột vữa thông thường không thể lấp đầy được lỗ rỗng, giữa các hạt cốt liệu.
I. PHÂN LOẠI CẤP PHỐI CHỦ YẾU BTĐL
Bê tông đầm lăn từ thí nghiệm trong phòng đến thí nghiệm hiện trường sau đó ứng dụng vào thi công công trình từ góc độ vật liệu xem xét, chúng ta có thể phân thành 3 loại hình cấp phối chủ yếu như sau:
1. Vữa vật liệu kết dính cố kết cát, đá trong BTĐL :
“Vữa vật liệu kết dính cố kết cát, đá” trong BTĐL cũng có thể gọi là bê tông đầm lăn "nghèo". Trong loại hình bê tông này, tổng liệu vật liệu kết dính không lớn hơn 110kg/m3; trong đó bột tro bay hoặc là vật liệu hỗn hợp khác có lượng dùng không vượt quá 30% tổng lượng vật liệu kết dính (CKD), một số ít loại bê tông có thể đạt 50%; Do lượng dùng vật liệu kết dính trong loại bê tông này ít, để đầm lèn đạt yêu cầu phải tăng lượng nước cho đến khi thực hiện được. Do vậy, tỷ lệ N/CKD tương đối lớn, thông thường đạt đến 0.95 ¸ 1.50. Điều này làm cho cường độ bê tông sẽ giảm thấp, tính bền và tính chống thấm sẽ kém. Trong loại bê tông này vữa vật liệu kết dính không đủ để nhét đầy lỗ rỗng của cát nên độ rỗng bê tông sẽ lớn.
Khi thiết kế công trình sử dụng loại bê tông này, chỉ mục đích lợi dụng vữa vật liệu kết dính để kết dính vật liệu cát, đá thành một thể hoàn chỉnh, như là một bộ phận thân đập, sự ổn định đập do trọng lượng bản thân của bê tông còn để chịu lực và phòng thấm cho thân đập thì dùng loại bê tông khác hoặc là vật liệu chống thấm. Nên tiến độ xây dựng công trình đạt tốc độ nhanh và đạt được mục đích kinh tế. Ví dụ Đập Willow Creek ở Mỹ, đập Galesville, đập Elk Creek, ... vv đã sử dụng một phần bê tông đầm lăn thuộc loại hình cấp phối này cho bê tông đầm lăn. Ở tỉnh Quảng Tây - Trung Quốc, trong thân đập của Nhà máy thuỷ điện Bách Long Nam đã dùng loại cấp phối này cho bê tông đầm lăn.
Vì loại bê tông này do lượng dùng vật liệu kết dính ít, tính dính kết của hỗn hợp kém, cốt liệu dễ phát sinh hiện tượng phân tầng, nhưng độ tăng nhiệt độ của bê tông thấp, khi thi công có thể dễ dàng khống chế nhiệt độ của bê tông. Thiết bị thi công loại bê tông này không những có thể dựa vào kết cấu chống thấm ở thượng lưu mà còn phảI dựa vào cường độ yêu cầu của bê tông không quá lớn nên dễ chọn và sử dụng, đối với các đập loại vừa và nhỏ rất thích hợp với vật liệu loại hình bê tông này.
2. Loại bê tông đầm lăn khô, nghèo :
Loại bê tông này cũng gọi được là bê tông đầm lăn có tỷ lệ phối hợp "nghèo". Lượng dùng vật liệu kết dính trong loại bê tông này từ 120 ¸ 130 kg/m3, trong đó vật liệu hỗn hợp chỉ chiếm 25 - 30% tổng lượng vật liệu kết dính. Với loại bê tông này, do lượng dùng vật liệu kết dính không nhiều, với lượng nước dùng tăng, để xác định được khả năng thoả mãn yêu cầu của hỗn hợp bê tông, tỷ lệ N/CKD thường từ 0.70 ¸ 0.90. Do tỷ lệ vật liệu độn hỗn hợp tương đối thấp, nên gia tăng nhiệt của bê tông khá cao, khi tỷ lệ N/CKD của loại bê tông này tương đối lớn, thì tính chống thấm giảm, thường không dùng cho tầng chống thấm của thân đập mà chỉ làm bê tông bên trong thân đập. Trong quá trình thi công các tầng và độ nghỉ giữa các lớp từ 2 - 5 ngày có thể lợi dụng lượng nhiệt phát tán ở bề mặt đỉnh các lớp bê tông để tránh sinh khe lạnh giữa các tầng, nên sử dụng phương pháp bàn chải sắt rải cát đánh sạch bề mặt các lớp sẽ làm cải thiện được chất lượng dính kết bề mặt các tầng. Ở Nhật Bản khi xây dựng đập BTĐL đều sử dụng loại tỷ lệ phối hợp BTĐL này làm bê tông bên trong thân đập còn mặt ngoài đập thì sử dụng loại bê tông dẻo thông thường.
3. Bê tông đầm lăn có hàm lượng bột tro bay cao :
Lượng vật liệu kết dính trong loại BTĐL này từ 140 - 250 kg/m3, trong đó bột tro bay chiếm từ 50% đến 75% so với tổng lượng vật liệu kết dính. Loại bê tông này phân thành 2 loại: 1) Loại 1: lượng dùng vật liệu kết dính từ 140 ¸ 170 kg/m3, trong đó bột tro bay chiếm từ 50% ¸ 60%, gọi là bê tông đầm lăn có lượng dùng vật liệu kết dính trung bình; 2) Loại 2: Có lượng dùng vật liệu kết dính 180 - 250 kg/m3, trong đó tro bay chiếm từ 60% đến 70%, được gọi là bê tông đầm lăn có lượng dùng vật liệu kết dính cao. Trước đây Bê tông có lượng dùng vật liệu kết dính thấp, lượng dùng XM khá thấp, sự phát nhiệt trong bê tông nhỏ, nhưng chất lượng dính kết bề mặt giữa các tầng thi công rất khó khống chế. Và thường dùng bê tông này làm bê tông bên trong thân đập, mặt thượng lưu đập xây dựng tầng chống thấm bằng Bê tông khác. Sau này dùng Bê tông có lượng dùng vật liệu kết dính tăng cao hơn (nhiều bằng hai lần cấp phối bê tông trước đây), nhiệt thuỷ hoá tăng cao hơn, chất lượng dính kết bề mặt của các tầng thi công so với trước dễ khống chế hơn, bê tông có tính năng chống thấm tốt hơn (đặc biệt là tính năng chống thấm của bề mặt các tầng thi công) so với trước đây. Nó không chỉ làm bê tông bên trong thân đập, mà cũng có thể dùng làm tầng chống thấm mặt thượng lưu của đập.
Ở Trung Quốc, từ năm 1985 bê tông đầm lăn đã sử dụng, đa số là bê tông đầm lăn có lượng dùng vật liệu kết dính từ 140 ¸ 170 kg/m3, lượng tro bay dùng có xu thế dần càng tăng lên. Ví dụ như năm 1985, nhà máy thuỷ điện Sa Khê Khẩu ở tỉnh Phúc Kiến, bê tông đầm lăn tường chắn cửa dẫn nước, có lượng trộn bột tro bay là 57%. Sau đó khi xây dựng tường vây của Nhà máy thuỷ điện Nham - Nan và bê tông đập Thiên Sinh Cầu II ở tỉnh Quảng Tây, lượng trộn bột tro bay được dùng là 61% và 70%. Những năm gần đây Trung Quốc đã triển khai nghiên cứu những ảnh hưởng của lượng dùng xi măng và lượng trộn bột tro bay đối với bê tông đầm lăn, kết quả là lượng dùng xi măng thấp, hàm lượng bột tro bay cao thì bê tông sẽ có những tính năng ưu việt. Do vậy, BTĐL có loại tỷ lệ cấp phối này đang được dùng rộng rãi. Ở Trung Quốc, tại các mặt thượng lưu của đập vòm Phổ Định - tỉnh Quý Châu, mặt thượng lưu đập của kho nước 2 - Phân Hà - tỉnh Sơn Đông, mặt thượng lưu đập Nhà máy thuỷ điện Miên Hoa Nan - tỉnh Phúc Kiến đều sử dụng BTĐL loại 2 này. Tại một đập ở Mỹ đã sử dụng loại BTĐL lượng dùng vật liệu kết dính cao, hàm lượng bột tro bay cao. Vật liệu kết dính của nó là 254kg/m3, lượng dùng xi măng chỉ 80 kg/m3 hàm lượng bột tro bay tới 69%; Tư tưởng chỉ đạo để chế tạo BTĐL cho đập đó là phải khắc phục hiện tượng phân tầng cốt liệu thô, cải thiện chất lượng dính kết bề mặt các tầng, không bị gián đoạn trong thi công, do đó đã sử dụng bê tông đầm lăn có cấp phối loại 2 này, lượng dùng vật liệu kết dính tăng lên nhiều và nâng cao tỷ lệ trộn bột tro bay. Thực tiễn thi công thấy rõ, về cơ bản đạt được các yêu cầu đề ra, nhưng lượng nhiệt toả ra trong Bê tông tăng lên cao làm cho việc khống chế nhiệt độ có khó khăn nhất định.
II. NGUYÊN LÝ CƠ BẢN THIẾT KẾ CẤP PHỐI BTĐL
BTĐL là một loại bê tông rất khô, không có tính lưu động. Sau khi đầm lèn rất khó thu được bê tông có độ đặc chắc cao. Phương pháp rải đổ liên tục với các lớp mỏng để xây dựng lên đập bê tông đầm lăn nên khi thiết kế cấp phối bê tông đầm lăn tự nó đã có đặc điểm là bê tông phải rất khô, nguyên tắc xác định các tham số tỷ lệ phối hợp và nguyên lý thiết kế cấp phối bê tông có sự khác biệt với bê tông thông thường.
1. Đặc điểm của thiết kế cấp phối.
1. Để không gây trở ngại đến thi công đầm lèn bê tông, thông thường dưới điều kiện nhất định, trong thân đập không nên thiết kế đặt ống nước lạnh, do phải đổ rải liên tục, lượng nhiệt phát tán thông qua bề mặt các lớp bê tông sẽ giảm khi thi công đổ rải các tầng, do nguyên nhân nhiệt độ tăng dần trong bê tông...vv. Khi thiết kế phải cân nhắc khi chế tạo bê tông, vừa phải thoả mãn các yêu cầu về, cường độ, tính bền vừa phải hạn chế sự tăng nhiệt trong bê tông. Dù rằng lượng dùng xi măng tương đối thấp, nhưng tỷ lệ vật liệu hỗn hợp thì lại lớn.
2. Do đặc tính hỗn hợp bê tông rất khô cứng, phân tán và dễ phân tầng, nên trong thiết kế cấp phối bê tông phải khống chế đường kính lớn nhất của cốt liệu thô, và tỷ lệ hợp lý giữa các cấp hạt cốt liệu, lượng dùng cát thoả đáng, để trong quá trình thi công tránh xuất hiện sự phân tầng nghiêm trọng và hiện tượng không có khả năng đầm chặt được.
3. Trong thiết kế cấp phối bê tông đầm lăn thường phải cân nhắc xen nên pha loại phụ gia gì vào bê tông.
4. Coi hỗn hợp bê tông đầm lăn tương tự như vật liệu đất để đầm lèn hoặc xác định phương pháp thi công công trình, xác định lượng dùng nước đơn vị tối ưu, còn phải cân nhắc các tính năng của bê tông sau khi cứng hoá và mối tương quan trực tiếp giữa tỷ lệ N/CKD.
5. Cấp phối để được đưa ra thi công - thường phải thông qua thí nghiệm bê tông tại hiện trường để quyết định.
2. Nguyên tắc thiết kế cấp phối bê tông đầm lăn :
Để tiến hành thiết kế cấp phối bê tông đầm lăn tốt, chúng ta cần phải hiểu biết và nắm vững, tuân thủ những nguyên tắc thiết kế cấp phối bê tông như sau:
a) Thiết kế cấp phố bê tông đầm lăn phải tuân theo nguyên tắc của bê tông thông thường:
Theo kết quả thí nghiệm vật liệu đều thấy rõ, bê tông đầm lăn sau khi cứng hoá, sau khi đã lèn chặt thì cường độ của nó và tỷ lệ N/CKD có mối quan hệ mật thiết, nếu tỷ lệ N/CKD của hỗn hợp bê tông càng lớn, cường độ bê tông đầm lăn sau khi cứng hoá có quy luật càng giảm thấp. Cũng có thể nói rằng, cường độ BTĐL sau khi cứng hoá phù hợp với "tỷ lệ N/CKD xác định". Định trước tỷ lệ N/CKD, để thiết kế cấp phối sơ bộ và sau đó điều chỉnh cấp phối đã tính được.
Các thí nghiệm khác cũng thấy rõ rằng, với các điều kiện khác không đổi, giá trị VC của hỗn hợp BTĐL phụ thuộc vào lượng nước dùng cho 1 đơn vị thể tích bê tông và tỷ lệ giữa lượng Nước so với lượng dùng vật liệu kết dính (trong một phạm vi nhất định) quan hệ này thay đổi không lớn. Cũng giống như bê tông thông thường, nó phụ thuộc vào" Lượng nước yêu cầu xác định". Trong các phương pháp thiết kế cấp phối bê tông đầm lăn, đều trực tiếp hoặc gián tiếp ứng dụng nguyên tắc cơ bản này. Để điều chỉnh giá trị VC của hỗn hợp bê tông và duy trì cường độ bê tông không thay đổi, cần giữ nguyên tỷ lệ N/CKD và giảm lượng nước dùng và lượng cát. Để giữ cho giá trị VC không đổi, có thể điều chỉnh tỷ lệ N/CKD thì sẽ điều chỉnh được cường độ bê tông; Nếu giữ nguyên lượng nước dùng, giảm lượng dùng vật liệu kết dính và lượng cát. Lượng vật liệu kết dính và lượng cát thay đổi thì thể tích bê tông có thể thay đổi, tỷ lệ N/CKD thay đổi có thể điều chỉnh được cường độ bê tông mà không ảnh hưởng đến lượng nước dùng và giá trị VC của bê tông.
b) Tuân theo nguyên tắc xác định những tham số cấp phối bê tông :
Tham số tỷ lệ phối hợp BTĐL bao gồm:
+ Nước và mối quan hệ giữa lượng dùng vật liệu kết dính so với nước; đó là tỷ lệ W/(C+F).
+ Quan hệ giữa tỷ lệ lượng vật liệu hỗn hợp so với lượng dùng vật liệu kết dính - F/(C+F) hoặc là F/C.
+ Mối quan hệ giữa lượng dùng cát so với tổng lượng cốt liệu cát, đá trong bê tông ® S/(S+G)
+ Mối quan hệ giữa lượng vữa vật liệu kết dính so với lượng cát: ® (C+F+W)/S hoặc hệ số a biểu thị lượng vữa đủ và dư thừa để nhét đầy lỗ rỗng các hạt cát. Để thiết kế ra loại bê tông thoả mãn đầy đủ yêu cầu về kinh tế và kỹ thuật, khi xác định các tham số cấp phối phải tham khảo những nguyên tắc dưới đây:
1. Nguyên tắc xác định tỷ lệ F/(C+F) hoặc F/C trong BTĐL:
Tỷ lệ này càng lớn, không chỉ tiết kiệm xi măng, cải thiện một số tính năng của bê tông mà còn có thể giảm giá thành mà còn sử dụng được phế thải, giảm thiểu ô nhiễm môi trường. Do vậy, nguyên tắc xác định tỷ lệ F/(C+F) là từ yêu cầu tính năng kỹ thuật của bê tông, để lựa chọn được giá trị tham số tương đối thoả mãn với yêu cầu.
2. Nguyên tắc xác định W/(C+F):
Tỷ lệ W/(C+F) trong BTĐL lớn hay nhỏ sẽ trực tiếp ảnh hưởng đến tính năng thi công của hỗn hợp bê tông và các tính chất kỹ thuật của bê tông sau khi cứng hoá. Với lượng dùng vật liệu kết dính nhất định, tỷ lệ N/CKD càng lớn thì giá trị VC của hỗn hợp sẽ giảm (nhỏ) cường độ bê tông tăng và tính bền giảm thấp. Ngược lại với giá trị VC tăng, cường độ bê tông sau cứng hoá và tính bền được cải thiện. Nếu như với lượng dùng xi măng không đổi, tỷ lệ F/(C+F) tăng lớn lên, thì tỷ lệ W/(C+F) giảm thấp, điều đó có lợi cho việc phát huy hoạt tính của vật liệu hỗn hợp trong bê tông, cường độ và tính bền của bê tông tăng cao. Trong điều kiện về cường độ yêu cầu và tính bền của bê tông như nhau, có thể đạt được hiẹu quả về kinh tế cao; do đó nguyên tắc xác định tỷ lệ W/(C+F) càng lớn thì lượng dùng xi măng sẽ càng nhỏ.
3. Nguyên tắc xác định tỷ lệ: (C+F+W)/S:
Tỷ lệ vữa cát lớn hay nhỏ là nhân tố quan trọng ảnh hưởng đến giá trị VC của hỗn hợp bê tông; cũng là nhân tố ảnh hưởng đến cường độ của bê tông.
Khi lượng dùng cát tăng, thì giá trị VC giảm nhỏ, dưới điều kiện năng lượng đầm chấn động nhất định, độ đầm chặt của bê tông sẽ nâng cao, nếu tỷ lệ vữa cát tăng lên quá lớn, không chỉ tạo nên giá trị VC giảm quá nhỏ, không thể thi công đầm lèn được, mà còn làm cho lượng dùng vật liệu kết dính gia tăng. Do vậy, nguyên tắc xác định tỷ lệ lượng vữa cát là: với năng lượng đầm chấn động nhất định đối với hỗn hợp bê tông để thoả mãn được yêu cầu thi công với giá trị VC định trước, thường giá trị VC nhỏ.
4. Nguyên tắc xác định lượng cát:
Lượng cát lớn hay nhỏ trực tiếp ảnh hưởng đến khả năng thi công của hỗn hợp bê tông, đến cường độ và tính bền của bê tông sau khi cứng hoá. Lượng cát quá lớn, hỗn hợp bê tông khô cứng, rời rạc, giá trị VC lớn, khó đầm lèn chặt, cường độ bê tông thấp, tính bền kém. Lượng cát quá nhỏ, vữa cát không đủ để nhét đầy lỗ rỗng giữa các hạt cốt liệu thô và bao bọc mặt ngoài các hạt cốt liệu, giá trị VC của hỗn hợp cũng lớn, cốt liệu thô dễ bị phân tầng, độ đặc của bê tông giảm thấp, cường độ và tính bền giảm. Do vậy, khi xác định tỷ lệ phối hợp bê tông, cần phải chọn lượng dùng cát tối ưu. Gọi là lượng cát tối ưu, để duy trì hỗn hợp bê tông có tính chống phân tầng tốt và đạt được giá trị VC theo yêu cầu thi công, lượng dùng vật liệu kết dính ít nhất.
3. Nguyên lý thiết kế cấp phối bê tông đầm lăn :
Cho đến nay có 2 nguyên lý cơ bản để tiến hành thiết kế cấp phối bê tông đầm lăn, đó là nguyên lý “phối chế vật liệu đất”và nguyên lý “phối chế bê tông”. Nhưng cho dù là nguyên lý cơ bản nào, thì xuất phát điểm cơ bản của nguyên lý thiết kế cấp phối bê tông đầm lăn là: lượng vữa vật liệu kết dính phải đủ bao bọc các hạt cốt liệu thô mà còn đủ để có thể lấp đầy lỗ rỗng giữa các hạt cốt liệu nhỏ, vữa cát bao bọc các hạt cốt liệu thô, hình thành lên bê tông có độ đặc đồng đều, đạt được các yêu cầu về kinh tế và kỹ thuật. Khi tiến hành thiết kế cấp phối bê tông, còn cần phải hiểu rằng lượng vữa vật liệu kết dính có thể không thể lấp đầy lỗ rỗng các hạt cốt liệu nhỏ và lượng vữa cát không đủ để lấp đầy lỗ rỗng các hạt cốt liệu thô; nhưng về cơ bản, phải xem xét đến điều kiện hiện trường thi công và điều kiện trong phòng thí nghiệm có sự khác nhau, nên phải gia tăng thêm một lượng vữa chất kết dính thích đáng và cần có dư thêm một lượng vữa cát. Cuối cùng là cần phải thông qua thí nghiệm đầm lèn ở hiện trường để kiểm nghiệm lại cấp phối thiết kế của bê tông xem có thoả mãn với với khả năng thi công ở ngoài hiện trường không.
a). Nguyên lý vật liệu đất .
Nguyên lý vật liệu đất coi hỗn hợp bê tông đầm lăn như là loại vật liệu đất hay như xi măng đất. Thiết kế cấp phối của nó là dựa trên quan hệ giữa hàm lượng nước trong đất và độ đầm chặt. Như là đối với một lượng cốt liệu nhất định và vật liệu kết dính, Làm thí nghiệm trong phòng dùng phương pháp đầm chấn động, ở hiện trường dùng phương pháp đầm lèn ép để xác định lượng nước dùng đơn vị tối ưu của nó. Từ lực đầm động trong phòng và độ đầm chặt có thể đưa ra độ lèn và lực lèn ép tương ứng của máy đầm lèn ở hiện trường. Phương pháp nguyên lý vật liệu đất với nguyên tắc là đối với một lực đầm lèn nhất định tìm được một "hàm lượng nước tối ưu". Dựa vào hàm lượng nước tối ưu này, hỗn hợp bê tông đầm lăn sau khi đầm lăn có thể đạt được tỷ trọng khô lớn nhất. Lực đầm lèn càng lớn, tỷ trọng khô lớn nhất có thể tăng lên khi, hàm lượng nước tối ưu giảm xuống. Với phương pháp nguyên lý đất, tỷ trọng khô lớn nhất được dùng làm chỉ tiêu thiết kế.
b). Nguyên lý bê tông .
Phương pháp phối chế bê tông coi hỗn hợp bê tông đầm lăn như là bê tông dẻo thông thường. Cường độ nén và các tính năng khác của nó tuân theo quan hệ giữa tỷ lệ N/CKD được Abrams thành lập từ năm 1918 của, đó là giả sử cốt liệu sạch và rắn chắc thì độ đặc, cường độ nén và tỷ lệ N/CKD tồn tại mối quan hệ với nhau, tỷ lệ N/CKD tăng lên thì cường độ bê tông sẽ giảm, nên khi thiết kế cấp phối bê tông cần dựa vào mối quan hệ giữa cường độ nén và tỷ lệ N/CKD, đối với một lượng cốt liệu và vật liệu kết dính nhất định, nếu duy trì độ đầm lèn của hỗn hợp BTĐL, thì khi tỷ lệ N/CKD của hỗn hợp càng lớn, cường độ BTĐL sau khi cứng hoá có quy luật càng giảm. Vì vậy, tỷ lệ N/CKD được dùng làm chỉ tiêu thiết kế quan trọng.
Phương pháp nguyên lý phối chế bê tông được xem sự lấp đầy, lên chặt lẫn nhau giữa các loại vật liệu trong bê tông là cơ sở để tính toán.
Trong hỗn hợp BTĐL phải có đủ nhiều lượng vữa vật liệu kết đính để bao bọc và nhét đầy lỗ rỗng các hạt cốt liệu nhỏ, và lượng vữa cát đủ nhiều để bao bọc và nhét đầy lỗ rỗng có hạt cốt liệu thô, hình thành lên loại bê tông siêu khô cứng và đồng nhất.
c). Liên hệ giữa hai nguyên lý:
Quan hệ giữa hai nguyên lý có thể dùng tỷ lệ N/CKD của bê tông và cường độ nén của bê tông có quan hệ đường cong, biểu đồ 2.3 biểu thị " bê tông đầm chặt không hoàn toàn có hai đường cong chấm chấm biểu thị quan hệ giữa dung trọng và hàm lượng nước tối ưu, và trang thái thông thường là đường cong liền. Trong đó đường cong a là ứng với lực đầm nén tương đối nhỏ, đường b đối với lực đầm lén tương đối lớn, và có hàm lượng nước tương đối nhỏ, xem xét trong hỗn hợp BTĐL còn có một lượng không khí nhất định, nên mối quan hệ giữa cường độ nén và tỷ lệ N/CKD thực tế của bê tông đầm lăn khi đầm chặt hoàn toàn với lý thuyết thì vẫn tồn tại một lượng không khí nhất định. Dù sao thì BTĐL có thể dùng hai loại nguyên lý trên để tiến hành thiết kế cấp phối, nhưng thông thường thì nên dựa vào nguyên lý của bê tông để tiến hành thiết kế sơ bộ. Do cường độ bê tông ngoài sự liên quan đến đầm lèn, mà còn liên quan đến sự dính kết. Khi mức độ đầm lén và mức độ dính kết càng cao, thì cường độ nén của bê tông thì càng lớn, nói một cách khác cường độ của bê tông phương pháp đất chủ yếu là do mức độ đầm chặt. Hỗn hợp bê tông theo nguyên lý đất mà nói, bề mặt bê tông sau khi đầm lèn chấn động nhẹ, vẫn xuất hiện chưa đầy đủ lượng vữa trên bề mặt, trong bê tông vẫn không đủ lượng vữa để lấp đầy lỗ rỗng cốt liệu, do vậy hỗn hợp bê tông không thể có khả năng kết dinh hoàn toàn. Bảo đảm bề mặt bê tông sau khi đầm lèn nhẹ đã xuất hiện đủ lượng vữa không chỉ có khả năng nâng cao được năng lực kết dính giữa bề mặt các lớp, đồng thời cũng nói lên rằng hỗn hợp bê tông này có khả năng chống sự phân tầng của cốt liệu rất tốt.
Tạp chí KHKT Thủy lợi và môi trường
PHƯƠNG PHÁP THIẾT KẾ CẤP PHỐI BÊ TÔNG ĐẦM LĂN
ThS. Nguyễn Như Oanh
NCS. Đại học Vũ Hán - Trung Quốc
Đập bê tông đầm lăn là loại bê tông có sự khác biệt so với bê tông dẻo thông thường. Nó có lượng dùng cát lớn, lượng dùng xi măng nhỏ, thường dùng lượng vật liệu hỗn hợp với tỷ lệ lớn. Hỗn hợp BTĐL không có tính dẻo, hiện rõ trạng thái phân tán, rời rạc, nhưng hỗn hợp BTĐL vẫn có những đặc điểm giống như bê tông thông thường là sau khi đầm lèn chặt, nó cũng ngưng kết và cứng hoá. Đặc biệt là vật liệu kết dính qua quá trình thuỷ hoá sinh ra các sản phẩm dính kết các hạt cốt liệu thành một thể hoàn chỉnh, cường độ cũng tăng liên tục theo tuổi của bê tông. Do hàm lượng vữa vật liệu kết dính trong bê tông đầm lăn tương đối ít nên tính kết dính của hỗn hợp tương đối kém, BTĐL có phương pháp thi công giống như thi công đắp vật liệu cát, đất đá, cho nên có thể xem hỗn hợp bê tông đầm lăn như là loại vật liệu hỗn hợp cát, đất, đá. Đó là tổng hợp các hệ rắn, thể lỏng, và thể khí. Sự đầm lèn của hỗn hợp BTĐL để tăng độ chặt khác so với bê tông thông thường, đó là dùng đầm rung lèn chặt từng tầng bê tông. Hỗn hợp BTĐL được máy đầm rung, chấn động và tác dụng của lực nén làm chặt lại, có thể tích rắn chắc, làm vị trí các hạt khi rắn chắc sẽ đạt tới vị trí mới, sinh ra sự thay đổi vị trí tương đối giữa các hạt tiếp xúc lẫn nhau. Các hạt nhỏ bị dồn lèn lấp đầy lỗ rỗng giữa các hạt lớn, không khí trong lỗ rỗng bị dồn đẩy ra ngoài. Hỗn hợp bê tông dần dần bị lèn chặt. Ngoài ra vữa vật liệu kết dính trong hỗn hợp BT có tính thay đổi khi tiếp xúc, trong khi đầm lèn do sự thay đổi sự keo kết mà dung dịch keo gọi là "hoá lỏng" nên có tính lưu động nhất định, dần dần lấp đầy lỗ rỗng, làm không khí bị đẩy ra ngoài. Do vậy, độ đầm lèn chặt của bê tông đầm lăn ngoài có đặc điểm cơ bản giống bê tông thông thường còn có một số đặc tính giống như thi công như đầm lèn vật liệu đất.
Chính vì hỗn hợp bê tông đầm lăn và BTĐL sau khi cứng hoá có một số đặc tính giống như bê tông và vật liệu hỗn hợp cát, đất, đá, nên tỷ lệ phối hợp bê tông đầm lăn có thể tiến hành thiết kế cơ bản theo nguyên lý của bê tông thông thường, cũng có thể tiến hành thiết kế gần như vật liệu đất đắp. Các nguyên lý, phương pháp thiết kế bê tông đầm lăn được xem hỗn hợp BTĐL như là bê tông thông thường, cường độ bê tông và các tính năng khác có thể tuân theo mối quan hệ với tỷ lệ N/CKD được Abrams thành lập từ năm 1918.
Trong hỗn hợp bê tông cần yêu cầu có lượng vữa đầy đủ để nhét đầy lỗ rỗng giữa các hạt cốt liệu lớn, thì hỗn hợp bê tông mới được lèn chặt hoàn toàn, bê tông mới không có lỗ rỗng. Nguyên lý, phương pháp thiết kế đầm đất sẽ xem hỗn hợp bê tông đầm lăn như là loại đất giầu xi măng. Thiết kế tỷ lệ phối hợp của nó dựa vào quan hệ giữa độ chặt, hàm lượng nước và căn cứ vào máy móc ở hiện trường có thể xác định được khả năng đầm chặt của hỗn hợp ứng với hàm lượng nước tối ưu.
Nhưng hỗn hợp bê tông sau khi lèn chặt, lượng bột vữa thông thường không thể lấp đầy được lỗ rỗng, giữa các hạt cốt liệu.
I. PHÂN LOẠI CẤP PHỐI CHỦ YẾU BTĐL
Bê tông đầm lăn từ thí nghiệm trong phòng đến thí nghiệm hiện trường sau đó ứng dụng vào thi công công trình từ góc độ vật liệu xem xét, chúng ta có thể phân thành 3 loại hình cấp phối chủ yếu như sau:
1. Vữa vật liệu kết dính cố kết cát, đá trong BTĐL :
“Vữa vật liệu kết dính cố kết cát, đá” trong BTĐL cũng có thể gọi là bê tông đầm lăn "nghèo". Trong loại hình bê tông này, tổng liệu vật liệu kết dính không lớn hơn 110kg/m3; trong đó bột tro bay hoặc là vật liệu hỗn hợp khác có lượng dùng không vượt quá 30% tổng lượng vật liệu kết dính (CKD), một số ít loại bê tông có thể đạt 50%; Do lượng dùng vật liệu kết dính trong loại bê tông này ít, để đầm lèn đạt yêu cầu phải tăng lượng nước cho đến khi thực hiện được. Do vậy, tỷ lệ N/CKD tương đối lớn, thông thường đạt đến 0.95 ¸ 1.50. Điều này làm cho cường độ bê tông sẽ giảm thấp, tính bền và tính chống thấm sẽ kém. Trong loại bê tông này vữa vật liệu kết dính không đủ để nhét đầy lỗ rỗng của cát nên độ rỗng bê tông sẽ lớn.
Khi thiết kế công trình sử dụng loại bê tông này, chỉ mục đích lợi dụng vữa vật liệu kết dính để kết dính vật liệu cát, đá thành một thể hoàn chỉnh, như là một bộ phận thân đập, sự ổn định đập do trọng lượng bản thân của bê tông còn để chịu lực và phòng thấm cho thân đập thì dùng loại bê tông khác hoặc là vật liệu chống thấm. Nên tiến độ xây dựng công trình đạt tốc độ nhanh và đạt được mục đích kinh tế. Ví dụ Đập Willow Creek ở Mỹ, đập Galesville, đập Elk Creek, ... vv đã sử dụng một phần bê tông đầm lăn thuộc loại hình cấp phối này cho bê tông đầm lăn. Ở tỉnh Quảng Tây - Trung Quốc, trong thân đập của Nhà máy thuỷ điện Bách Long Nam đã dùng loại cấp phối này cho bê tông đầm lăn.
Vì loại bê tông này do lượng dùng vật liệu kết dính ít, tính dính kết của hỗn hợp kém, cốt liệu dễ phát sinh hiện tượng phân tầng, nhưng độ tăng nhiệt độ của bê tông thấp, khi thi công có thể dễ dàng khống chế nhiệt độ của bê tông. Thiết bị thi công loại bê tông này không những có thể dựa vào kết cấu chống thấm ở thượng lưu mà còn phảI dựa vào cường độ yêu cầu của bê tông không quá lớn nên dễ chọn và sử dụng, đối với các đập loại vừa và nhỏ rất thích hợp với vật liệu loại hình bê tông này.
2. Loại bê tông đầm lăn khô, nghèo :
Loại bê tông này cũng gọi được là bê tông đầm lăn có tỷ lệ phối hợp "nghèo". Lượng dùng vật liệu kết dính trong loại bê tông này từ 120 ¸ 130 kg/m3, trong đó vật liệu hỗn hợp chỉ chiếm 25 - 30% tổng lượng vật liệu kết dính. Với loại bê tông này, do lượng dùng vật liệu kết dính không nhiều, với lượng nước dùng tăng, để xác định được khả năng thoả mãn yêu cầu của hỗn hợp bê tông, tỷ lệ N/CKD thường từ 0.70 ¸ 0.90. Do tỷ lệ vật liệu độn hỗn hợp tương đối thấp, nên gia tăng nhiệt của bê tông khá cao, khi tỷ lệ N/CKD của loại bê tông này tương đối lớn, thì tính chống thấm giảm, thường không dùng cho tầng chống thấm của thân đập mà chỉ làm bê tông bên trong thân đập. Trong quá trình thi công các tầng và độ nghỉ giữa các lớp từ 2 - 5 ngày có thể lợi dụng lượng nhiệt phát tán ở bề mặt đỉnh các lớp bê tông để tránh sinh khe lạnh giữa các tầng, nên sử dụng phương pháp bàn chải sắt rải cát đánh sạch bề mặt các lớp sẽ làm cải thiện được chất lượng dính kết bề mặt các tầng. Ở Nhật Bản khi xây dựng đập BTĐL đều sử dụng loại tỷ lệ phối hợp BTĐL này làm bê tông bên trong thân đập còn mặt ngoài đập thì sử dụng loại bê tông dẻo thông thường.
3. Bê tông đầm lăn có hàm lượng bột tro bay cao :
Lượng vật liệu kết dính trong loại BTĐL này từ 140 - 250 kg/m3, trong đó bột tro bay chiếm từ 50% đến 75% so với tổng lượng vật liệu kết dính. Loại bê tông này phân thành 2 loại: 1) Loại 1: lượng dùng vật liệu kết dính từ 140 ¸ 170 kg/m3, trong đó bột tro bay chiếm từ 50% ¸ 60%, gọi là bê tông đầm lăn có lượng dùng vật liệu kết dính trung bình; 2) Loại 2: Có lượng dùng vật liệu kết dính 180 - 250 kg/m3, trong đó tro bay chiếm từ 60% đến 70%, được gọi là bê tông đầm lăn có lượng dùng vật liệu kết dính cao. Trước đây Bê tông có lượng dùng vật liệu kết dính thấp, lượng dùng XM khá thấp, sự phát nhiệt trong bê tông nhỏ, nhưng chất lượng dính kết bề mặt giữa các tầng thi công rất khó khống chế. Và thường dùng bê tông này làm bê tông bên trong thân đập, mặt thượng lưu đập xây dựng tầng chống thấm bằng Bê tông khác. Sau này dùng Bê tông có lượng dùng vật liệu kết dính tăng cao hơn (nhiều bằng hai lần cấp phối bê tông trước đây), nhiệt thuỷ hoá tăng cao hơn, chất lượng dính kết bề mặt của các tầng thi công so với trước dễ khống chế hơn, bê tông có tính năng chống thấm tốt hơn (đặc biệt là tính năng chống thấm của bề mặt các tầng thi công) so với trước đây. Nó không chỉ làm bê tông bên trong thân đập, mà cũng có thể dùng làm tầng chống thấm mặt thượng lưu của đập.
Ở Trung Quốc, từ năm 1985 bê tông đầm lăn đã sử dụng, đa số là bê tông đầm lăn có lượng dùng vật liệu kết dính từ 140 ¸ 170 kg/m3, lượng tro bay dùng có xu thế dần càng tăng lên. Ví dụ như năm 1985, nhà máy thuỷ điện Sa Khê Khẩu ở tỉnh Phúc Kiến, bê tông đầm lăn tường chắn cửa dẫn nước, có lượng trộn bột tro bay là 57%. Sau đó khi xây dựng tường vây của Nhà máy thuỷ điện Nham - Nan và bê tông đập Thiên Sinh Cầu II ở tỉnh Quảng Tây, lượng trộn bột tro bay được dùng là 61% và 70%. Những năm gần đây Trung Quốc đã triển khai nghiên cứu những ảnh hưởng của lượng dùng xi măng và lượng trộn bột tro bay đối với bê tông đầm lăn, kết quả là lượng dùng xi măng thấp, hàm lượng bột tro bay cao thì bê tông sẽ có những tính năng ưu việt. Do vậy, BTĐL có loại tỷ lệ cấp phối này đang được dùng rộng rãi. Ở Trung Quốc, tại các mặt thượng lưu của đập vòm Phổ Định - tỉnh Quý Châu, mặt thượng lưu đập của kho nước 2 - Phân Hà - tỉnh Sơn Đông, mặt thượng lưu đập Nhà máy thuỷ điện Miên Hoa Nan - tỉnh Phúc Kiến đều sử dụng BTĐL loại 2 này. Tại một đập ở Mỹ đã sử dụng loại BTĐL lượng dùng vật liệu kết dính cao, hàm lượng bột tro bay cao. Vật liệu kết dính của nó là 254kg/m3, lượng dùng xi măng chỉ 80 kg/m3 hàm lượng bột tro bay tới 69%; Tư tưởng chỉ đạo để chế tạo BTĐL cho đập đó là phải khắc phục hiện tượng phân tầng cốt liệu thô, cải thiện chất lượng dính kết bề mặt các tầng, không bị gián đoạn trong thi công, do đó đã sử dụng bê tông đầm lăn có cấp phối loại 2 này, lượng dùng vật liệu kết dính tăng lên nhiều và nâng cao tỷ lệ trộn bột tro bay. Thực tiễn thi công thấy rõ, về cơ bản đạt được các yêu cầu đề ra, nhưng lượng nhiệt toả ra trong Bê tông tăng lên cao làm cho việc khống chế nhiệt độ có khó khăn nhất định.
II. NGUYÊN LÝ CƠ BẢN THIẾT KẾ CẤP PHỐI BTĐL
BTĐL là một loại bê tông rất khô, không có tính lưu động. Sau khi đầm lèn rất khó thu được bê tông có độ đặc chắc cao. Phương pháp rải đổ liên tục với các lớp mỏng để xây dựng lên đập bê tông đầm lăn nên khi thiết kế cấp phối bê tông đầm lăn tự nó đã có đặc điểm là bê tông phải rất khô, nguyên tắc xác định các tham số tỷ lệ phối hợp và nguyên lý thiết kế cấp phối bê tông có sự khác biệt với bê tông thông thường.
1. Đặc điểm của thiết kế cấp phối.
1. Để không gây trở ngại đến thi công đầm lèn bê tông, thông thường dưới điều kiện nhất định, trong thân đập không nên thiết kế đặt ống nước lạnh, do phải đổ rải liên tục, lượng nhiệt phát tán thông qua bề mặt các lớp bê tông sẽ giảm khi thi công đổ rải các tầng, do nguyên nhân nhiệt độ tăng dần trong bê tông...vv. Khi thiết kế phải cân nhắc khi chế tạo bê tông, vừa phải thoả mãn các yêu cầu về, cường độ, tính bền vừa phải hạn chế sự tăng nhiệt trong bê tông. Dù rằng lượng dùng xi măng tương đối thấp, nhưng tỷ lệ vật liệu hỗn hợp thì lại lớn.
2. Do đặc tính hỗn hợp bê tông rất khô cứng, phân tán và dễ phân tầng, nên trong thiết kế cấp phối bê tông phải khống chế đường kính lớn nhất của cốt liệu thô, và tỷ lệ hợp lý giữa các cấp hạt cốt liệu, lượng dùng cát thoả đáng, để trong quá trình thi công tránh xuất hiện sự phân tầng nghiêm trọng và hiện tượng không có khả năng đầm chặt được.
3. Trong thiết kế cấp phối bê tông đầm lăn thường phải cân nhắc xen nên pha loại phụ gia gì vào bê tông.
4. Coi hỗn hợp bê tông đầm lăn tương tự như vật liệu đất để đầm lèn hoặc xác định phương pháp thi công công trình, xác định lượng dùng nước đơn vị tối ưu, còn phải cân nhắc các tính năng của bê tông sau khi cứng hoá và mối tương quan trực tiếp giữa tỷ lệ N/CKD.
5. Cấp phối để được đưa ra thi công - thường phải thông qua thí nghiệm bê tông tại hiện trường để quyết định.
2. Nguyên tắc thiết kế cấp phối bê tông đầm lăn :
Để tiến hành thiết kế cấp phối bê tông đầm lăn tốt, chúng ta cần phải hiểu biết và nắm vững, tuân thủ những nguyên tắc thiết kế cấp phối bê tông như sau:
a) Thiết kế cấp phố bê tông đầm lăn phải tuân theo nguyên tắc của bê tông thông thường:
Theo kết quả thí nghiệm vật liệu đều thấy rõ, bê tông đầm lăn sau khi cứng hoá, sau khi đã lèn chặt thì cường độ của nó và tỷ lệ N/CKD có mối quan hệ mật thiết, nếu tỷ lệ N/CKD của hỗn hợp bê tông càng lớn, cường độ bê tông đầm lăn sau khi cứng hoá có quy luật càng giảm thấp. Cũng có thể nói rằng, cường độ BTĐL sau khi cứng hoá phù hợp với "tỷ lệ N/CKD xác định". Định trước tỷ lệ N/CKD, để thiết kế cấp phối sơ bộ và sau đó điều chỉnh cấp phối đã tính được.
Các thí nghiệm khác cũng thấy rõ rằng, với các điều kiện khác không đổi, giá trị VC của hỗn hợp BTĐL phụ thuộc vào lượng nước dùng cho 1 đơn vị thể tích bê tông và tỷ lệ giữa lượng Nước so với lượng dùng vật liệu kết dính (trong một phạm vi nhất định) quan hệ này thay đổi không lớn. Cũng giống như bê tông thông thường, nó phụ thuộc vào" Lượng nước yêu cầu xác định". Trong các phương pháp thiết kế cấp phối bê tông đầm lăn, đều trực tiếp hoặc gián tiếp ứng dụng nguyên tắc cơ bản này. Để điều chỉnh giá trị VC của hỗn hợp bê tông và duy trì cường độ bê tông không thay đổi, cần giữ nguyên tỷ lệ N/CKD và giảm lượng nước dùng và lượng cát. Để giữ cho giá trị VC không đổi, có thể điều chỉnh tỷ lệ N/CKD thì sẽ điều chỉnh được cường độ bê tông; Nếu giữ nguyên lượng nước dùng, giảm lượng dùng vật liệu kết dính và lượng cát. Lượng vật liệu kết dính và lượng cát thay đổi thì thể tích bê tông có thể thay đổi, tỷ lệ N/CKD thay đổi có thể điều chỉnh được cường độ bê tông mà không ảnh hưởng đến lượng nước dùng và giá trị VC của bê tông.
b) Tuân theo nguyên tắc xác định những tham số cấp phối bê tông :
Tham số tỷ lệ phối hợp BTĐL bao gồm:
+ Nước và mối quan hệ giữa lượng dùng vật liệu kết dính so với nước; đó là tỷ lệ W/(C+F).
+ Quan hệ giữa tỷ lệ lượng vật liệu hỗn hợp so với lượng dùng vật liệu kết dính - F/(C+F) hoặc là F/C.
+ Mối quan hệ giữa lượng dùng cát so với tổng lượng cốt liệu cát, đá trong bê tông ® S/(S+G)
+ Mối quan hệ giữa lượng vữa vật liệu kết dính so với lượng cát: ® (C+F+W)/S hoặc hệ số a biểu thị lượng vữa đủ và dư thừa để nhét đầy lỗ rỗng các hạt cát. Để thiết kế ra loại bê tông thoả mãn đầy đủ yêu cầu về kinh tế và kỹ thuật, khi xác định các tham số cấp phối phải tham khảo những nguyên tắc dưới đây:
1. Nguyên tắc xác định tỷ lệ F/(C+F) hoặc F/C trong BTĐL:
Tỷ lệ này càng lớn, không chỉ tiết kiệm xi măng, cải thiện một số tính năng của bê tông mà còn có thể giảm giá thành mà còn sử dụng được phế thải, giảm thiểu ô nhiễm môi trường. Do vậy, nguyên tắc xác định tỷ lệ F/(C+F) là từ yêu cầu tính năng kỹ thuật của bê tông, để lựa chọn được giá trị tham số tương đối thoả mãn với yêu cầu.
2. Nguyên tắc xác định W/(C+F):
Tỷ lệ W/(C+F) trong BTĐL lớn hay nhỏ sẽ trực tiếp ảnh hưởng đến tính năng thi công của hỗn hợp bê tông và các tính chất kỹ thuật của bê tông sau khi cứng hoá. Với lượng dùng vật liệu kết dính nhất định, tỷ lệ N/CKD càng lớn thì giá trị VC của hỗn hợp sẽ giảm (nhỏ) cường độ bê tông tăng và tính bền giảm thấp. Ngược lại với giá trị VC tăng, cường độ bê tông sau cứng hoá và tính bền được cải thiện. Nếu như với lượng dùng xi măng không đổi, tỷ lệ F/(C+F) tăng lớn lên, thì tỷ lệ W/(C+F) giảm thấp, điều đó có lợi cho việc phát huy hoạt tính của vật liệu hỗn hợp trong bê tông, cường độ và tính bền của bê tông tăng cao. Trong điều kiện về cường độ yêu cầu và tính bền của bê tông như nhau, có thể đạt được hiẹu quả về kinh tế cao; do đó nguyên tắc xác định tỷ lệ W/(C+F) càng lớn thì lượng dùng xi măng sẽ càng nhỏ.
3. Nguyên tắc xác định tỷ lệ: (C+F+W)/S:
Tỷ lệ vữa cát lớn hay nhỏ là nhân tố quan trọng ảnh hưởng đến giá trị VC của hỗn hợp bê tông; cũng là nhân tố ảnh hưởng đến cường độ của bê tông.
Khi lượng dùng cát tăng, thì giá trị VC giảm nhỏ, dưới điều kiện năng lượng đầm chấn động nhất định, độ đầm chặt của bê tông sẽ nâng cao, nếu tỷ lệ vữa cát tăng lên quá lớn, không chỉ tạo nên giá trị VC giảm quá nhỏ, không thể thi công đầm lèn được, mà còn làm cho lượng dùng vật liệu kết dính gia tăng. Do vậy, nguyên tắc xác định tỷ lệ lượng vữa cát là: với năng lượng đầm chấn động nhất định đối với hỗn hợp bê tông để thoả mãn được yêu cầu thi công với giá trị VC định trước, thường giá trị VC nhỏ.
4. Nguyên tắc xác định lượng cát:
Lượng cát lớn hay nhỏ trực tiếp ảnh hưởng đến khả năng thi công của hỗn hợp bê tông, đến cường độ và tính bền của bê tông sau khi cứng hoá. Lượng cát quá lớn, hỗn hợp bê tông khô cứng, rời rạc, giá trị VC lớn, khó đầm lèn chặt, cường độ bê tông thấp, tính bền kém. Lượng cát quá nhỏ, vữa cát không đủ để nhét đầy lỗ rỗng giữa các hạt cốt liệu thô và bao bọc mặt ngoài các hạt cốt liệu, giá trị VC của hỗn hợp cũng lớn, cốt liệu thô dễ bị phân tầng, độ đặc của bê tông giảm thấp, cường độ và tính bền giảm. Do vậy, khi xác định tỷ lệ phối hợp bê tông, cần phải chọn lượng dùng cát tối ưu. Gọi là lượng cát tối ưu, để duy trì hỗn hợp bê tông có tính chống phân tầng tốt và đạt được giá trị VC theo yêu cầu thi công, lượng dùng vật liệu kết dính ít nhất.
3. Nguyên lý thiết kế cấp phối bê tông đầm lăn :
Cho đến nay có 2 nguyên lý cơ bản để tiến hành thiết kế cấp phối bê tông đầm lăn, đó là nguyên lý “phối chế vật liệu đất”và nguyên lý “phối chế bê tông”. Nhưng cho dù là nguyên lý cơ bản nào, thì xuất phát điểm cơ bản của nguyên lý thiết kế cấp phối bê tông đầm lăn là: lượng vữa vật liệu kết dính phải đủ bao bọc các hạt cốt liệu thô mà còn đủ để có thể lấp đầy lỗ rỗng giữa các hạt cốt liệu nhỏ, vữa cát bao bọc các hạt cốt liệu thô, hình thành lên bê tông có độ đặc đồng đều, đạt được các yêu cầu về kinh tế và kỹ thuật. Khi tiến hành thiết kế cấp phối bê tông, còn cần phải hiểu rằng lượng vữa vật liệu kết dính có thể không thể lấp đầy lỗ rỗng các hạt cốt liệu nhỏ và lượng vữa cát không đủ để lấp đầy lỗ rỗng các hạt cốt liệu thô; nhưng về cơ bản, phải xem xét đến điều kiện hiện trường thi công và điều kiện trong phòng thí nghiệm có sự khác nhau, nên phải gia tăng thêm một lượng vữa chất kết dính thích đáng và cần có dư thêm một lượng vữa cát. Cuối cùng là cần phải thông qua thí nghiệm đầm lèn ở hiện trường để kiểm nghiệm lại cấp phối thiết kế của bê tông xem có thoả mãn với với khả năng thi công ở ngoài hiện trường không.
a). Nguyên lý vật liệu đất .
Nguyên lý vật liệu đất coi hỗn hợp bê tông đầm lăn như là loại vật liệu đất hay như xi măng đất. Thiết kế cấp phối của nó là dựa trên quan hệ giữa hàm lượng nước trong đất và độ đầm chặt. Như là đối với một lượng cốt liệu nhất định và vật liệu kết dính, Làm thí nghiệm trong phòng dùng phương pháp đầm chấn động, ở hiện trường dùng phương pháp đầm lèn ép để xác định lượng nước dùng đơn vị tối ưu của nó. Từ lực đầm động trong phòng và độ đầm chặt có thể đưa ra độ lèn và lực lèn ép tương ứng của máy đầm lèn ở hiện trường. Phương pháp nguyên lý vật liệu đất với nguyên tắc là đối với một lực đầm lèn nhất định tìm được một "hàm lượng nước tối ưu". Dựa vào hàm lượng nước tối ưu này, hỗn hợp bê tông đầm lăn sau khi đầm lăn có thể đạt được tỷ trọng khô lớn nhất. Lực đầm lèn càng lớn, tỷ trọng khô lớn nhất có thể tăng lên khi, hàm lượng nước tối ưu giảm xuống. Với phương pháp nguyên lý đất, tỷ trọng khô lớn nhất được dùng làm chỉ tiêu thiết kế.
b). Nguyên lý bê tông .
Phương pháp phối chế bê tông coi hỗn hợp bê tông đầm lăn như là bê tông dẻo thông thường. Cường độ nén và các tính năng khác của nó tuân theo quan hệ giữa tỷ lệ N/CKD được Abrams thành lập từ năm 1918 của, đó là giả sử cốt liệu sạch và rắn chắc thì độ đặc, cường độ nén và tỷ lệ N/CKD tồn tại mối quan hệ với nhau, tỷ lệ N/CKD tăng lên thì cường độ bê tông sẽ giảm, nên khi thiết kế cấp phối bê tông cần dựa vào mối quan hệ giữa cường độ nén và tỷ lệ N/CKD, đối với một lượng cốt liệu và vật liệu kết dính nhất định, nếu duy trì độ đầm lèn của hỗn hợp BTĐL, thì khi tỷ lệ N/CKD của hỗn hợp càng lớn, cường độ BTĐL sau khi cứng hoá có quy luật càng giảm. Vì vậy, tỷ lệ N/CKD được dùng làm chỉ tiêu thiết kế quan trọng.
Phương pháp nguyên lý phối chế bê tông được xem sự lấp đầy, lên chặt lẫn nhau giữa các loại vật liệu trong bê tông là cơ sở để tính toán.
Trong hỗn hợp BTĐL phải có đủ nhiều lượng vữa vật liệu kết đính để bao bọc và nhét đầy lỗ rỗng các hạt cốt liệu nhỏ, và lượng vữa cát đủ nhiều để bao bọc và nhét đầy lỗ rỗng có hạt cốt liệu thô, hình thành lên loại bê tông siêu khô cứng và đồng nhất.
c). Liên hệ giữa hai nguyên lý:
Quan hệ giữa hai nguyên lý có thể dùng tỷ lệ N/CKD của bê tông và cường độ nén của bê tông có quan hệ đường cong, biểu đồ 2.3 biểu thị " bê tông đầm chặt không hoàn toàn có hai đường cong chấm chấm biểu thị quan hệ giữa dung trọng và hàm lượng nước tối ưu, và trang thái thông thường là đường cong liền. Trong đó đường cong a là ứng với lực đầm nén tương đối nhỏ, đường b đối với lực đầm lén tương đối lớn, và có hàm lượng nước tương đối nhỏ, xem xét trong hỗn hợp BTĐL còn có một lượng không khí nhất định, nên mối quan hệ giữa cường độ nén và tỷ lệ N/CKD thực tế của bê tông đầm lăn khi đầm chặt hoàn toàn với lý thuyết thì vẫn tồn tại một lượng không khí nhất định. Dù sao thì BTĐL có thể dùng hai loại nguyên lý trên để tiến hành thiết kế cấp phối, nhưng thông thường thì nên dựa vào nguyên lý của bê tông để tiến hành thiết kế sơ bộ. Do cường độ bê tông ngoài sự liên quan đến đầm lèn, mà còn liên quan đến sự dính kết. Khi mức độ đầm lén và mức độ dính kết càng cao, thì cường độ nén của bê tông thì càng lớn, nói một cách khác cường độ của bê tông phương pháp đất chủ yếu là do mức độ đầm chặt. Hỗn hợp bê tông theo nguyên lý đất mà nói, bề mặt bê tông sau khi đầm lèn chấn động nhẹ, vẫn xuất hiện chưa đầy đủ lượng vữa trên bề mặt, trong bê tông vẫn không đủ lượng vữa để lấp đầy lỗ rỗng cốt liệu, do vậy hỗn hợp bê tông không thể có khả năng kết dinh hoàn toàn. Bảo đảm bề mặt bê tông sau khi đầm lèn nhẹ đã xuất hiện đủ lượng vữa không chỉ có khả năng nâng cao được năng lực kết dính giữa bề mặt các lớp, đồng thời cũng nói lên rằng hỗn hợp bê tông này có khả năng chống sự phân tầng của cốt liệu rất tốt.
Tạp chí KHKT Thủy lợi và môi trường
Tro bay sử dụng cho bê tông đầm lăn tăng hiệu quả kinh tế
Đối với các công trình thuỷ điện, ngoài các yếu tố kỹ thuật chủ yếu có ảnh hưởng lớn đến hiệu quả kinh tế kỹ thuật của công trình, công tác xây dựng đập và các công trình thuỷ công phụ trợ cho đập đóng một vai trò rất quan trọng và ảnh hưởng lớn đến hiệu quả của dự án.
Trong những năm gần đây, để tăng hiệu quả kinh tế dự án thông qua việc áp dụng các giải pháp kỹ thuật tiên tiến trong công tác xây dựng đập thuỷ điện, nhiều dự án trên thế giới và Việt Nam đã áp dụng công nghệ bê tông đầm lăn (RCC) thay thế cho công nghệ bê tông thông thường ở các đập thuỷ điện có công suất trung bình và lớn.
Để áp dụng được công nghệ bê tông đầm lăn, vấn đề quan trọng là phải xác định được nguồn cung cấp vật liệu kết dính (Pozzolan) theo 2 hướng: Sử dụng vật liệu Pozzolan tự nhiên từ các mỏ Pozzolan hiện có (phương án này theo đánh giá của các chuyên gia là khó khả thi ở điều kiện Việt Nam); hoặc sử dụng tro bay từ các nhà máy nhiệt điện (có tính khả thi cao về kỹ thuật, trữ lượng và đáp ứng được nhu cầu sử dụng trong thời gian ngắn).
Qua nghiên cứu đánh giá của các chuyên gia tư vấn cho dự án Thuỷ điện Sơn La, về cơ bản, tro bay của Nhà máy Nhiệt điện Phả Lại có thành phần lý hoá và các chỉ tiêu kỹ thuật đáp ứng yêu cầu làm vật liệu kết dính cho công nghệ bê tông đầm lăn. Duy nhất tồn tại là cần thiết phải giảm hàm lượng cácbon không cháy hết (UCB) tương đương với chỉ tiêu mất khi nung (LOI) trong tro hiện tại từ 16,34 - 22,00% xuống còn 6%, độ ẩm 3% theo yêu cầu. Tuy nhiên, điều này không phải là vấn đề nan giải khi các công nghệ chế biến tro bay nhà máy nhiệt điện thành tro bay có thể sử dụng làm phụ gia bê tông trên thế giới đã trở nên phổ biến.
Căn cứ theo các báo cáo Quy hoạch phát triển nguồn điện gần đây thì trong giai đoạn 2006 - 2010, sẽ khởi công đưa vào vận hành khoảng 40 dự án thuỷ điện có quy mô công suất từ 30 MW trở lên, tổng công suất các dự án này khoảng 4.850 MW. Các dự án này dự kiến sử dụng 70% bê tông đầm lăn, khoảng 12,6 triệu m3. Với khối lượng bê tông dùng công nghệ đầm lăn nói trên, dự kiến cần khoảng 1,7 - 2 triệu tấn phụ gia.
Giai đoạn sau năm 2010, do số lượng và quy mô công suất của dự án thuỷ điện tăng lên đáng kể nên nhu cầu phụ gia bê tông cho công nghệ bê tông đầm lăn cũng tăng tương ứng. Dự kiến, bình quân hằng năm nhu cầu phụ gia cho bê tông đầm lăn nằm trong khoảng 200.000 - 300.000 tấn/năm. Đặc biệt, đối với dự án Nhà máy Thuỷ điện Sơn La có công suất 2.400 MW, khối lượng bê tông đầm lăn cần phải sử dụng là 4,4 triệu m3.
Xuất phát từ các nghiên cứu về tro bay sử dụng trong công nghệ bê tông đầm lăn ở trên, một trong những đơn vị có thể cung cấp tro bay đảm bảo yêu cầu chất lượng, số lượng theo yêu cầu tiến độ xây dựng đập chứa nước Nhà máy Thuỷ điện Sơn La là Công ty cổ phần Nhiệt điện Phả Lại. Dây chuyền xử lý tro bay được EVN quyết định đầu tư đặt tại Phả Lại, trên khuôn viên diện tích khoảng 2,23 ha, ngay cạnh Công ty. Nguồn tro bay nguyên liệu được lấy từ dây chuyền 2 của Nhà máy. Hiện nay, Công ty có thể cung cấp 326.000 tấn tro bay/năm. Nếu chọn được dây chuyền xử lý tro bay phù hợp thì Công ty có thể cung cấp lượng tro bay qua xử lý là 200.000 tấn/năm trở lên.
Để xử lý lượng tro bay làm phụ gia cho công nghệ bê tông đầm lăn đòi hỏi phải có công nghệ hoàn chỉnh để tách cácbon ra khỏi tro bay đạt yêu cầu tiêu chuẩn Mỹ ASTM C618-97 đối với tro bay loại F. Trong thời gian qua, được EVN giao nhiệm vụ tư vấn quản lý dự án đầu tư xây dựng dây chuyền xử lý tro bay, Công ty cổ phần Nhiệt điện Phả Lại đã nỗ lực thực hiện nhiệm vụ, đẩy nhanh tiến độ dự án theo yêu cầu. Tuy nhiên, do công nghệ lựa chọn để tuyển tro bay là mới mẻ và chưa có dự án tương tự nào được triển khai tại Việt Nam nên vẫn chưa lựa chọn được nhà thầu đáp ứng yêu cầu công việc đề ra.
Để rút ngắn các thủ tục từ khi chuẩn bị đầu tư, đầu tư và sử dụng, tăng cường trách nhiệm, EVN đã chính thức giao cho Ban QLDA Nhà máy Thuỷ điện Sơn La thực hiện tiếp dự án này. Tin rằng, dự án này sẽ thực hiện thành công, cung cấp sản phẩm tro sạch làm phụ gia bê tông đầm lăn, đáp ứng yêu cầu về số lượng, chất lượng cho công trình xây dựng đập chứa nước của Nhà máy Thuỷ điện Sơn La.
Trên thế giới, các công nghệ chế biến tro bay nhà máy nhiệt điện thành tro bay sử dụng làm phụ gia bê tông bao gồm:
Công nghệ tuyển nổi:
Nguyên lý của công nghệ tuyển nổi tro bay là dùng chất tạo váng có chuỗi cácbon cao hơn ốctan (thường dùng dầu hoả) để bao bọc lấy các hạt cácbon làm các hạt này trở nên kỵ nước (không thấm nước). Khi được khuấy trộn mạnh trong một bể nước sục không khí, các hạt cácbon kỵ nước bám vào các bọt khí tạo ra, nhờ đó nổi lên trên bề mặt bể thành một lớp váng. Váng được vớt đi, còn tro ít cácbon được tách ra khỏi nước thành sản phẩm.
Công nghệ tách tĩnh điện:
Công nghệ tách tĩnh điện sử dụng sự khác biệt về đặc điểm điện học giữa tro bay nghèo cácbon và tro bay giàu cácbon. Trong máy tách, tro nguyên liệu được cấp vào khe hẹp giữa hai bản cực phẳng đặt song song. Các hạt tro bị nhiễm điện do sự cọ sát mạnh giữa chúng với nhau, các hạt giàu cácbon nhiễm điện “dương”, các hạt nghèo cácbon nhiễm điện “âm”. Dưới điện trường mạnh giữa hai bản cực, các hạt tro đã bị nhiễm điện bị hút về các bản cực trái dấu. Các hạt tro sau đó được một băng tải chuyển động liên tục “quét” về hai đầu đối diện của máy tách. Chuyển động ngược chiều của các hạt tro và sự nhiễm điện liên tục do ma sát giữa hạt tro giàu cácbon và hạt tro nghèo cácbon tạo ra sự phân ly nhiều cấp dẫn đến hiệu quả tách cao.
Công nghệ phân ly bằng ly tâm:
Dòng hỗn hợp khí hạt tro bay được đưa vào thiết bị tách ly tâm hình trụ theo chiều tiếp tuyến sẽ chuyển động xoắn ốc từ trên xuống dưới. Hạt chuyển động xoắn ốc sẽ chịu lực ly tâm văng đến vách thiết bị, bị mất tốc độ do ma sát và rơi xuống phễu gom đặt phía dưới thiết bị ly tâm. Tro nguyên liệu được vận chuyển bằng không khí đến thiết bị ly tâm. Tại đây, những hạt tro thô (nhiều cácbon) tách ra rơi xuống silô thứ phẩm. Hỗn hợp tro - không khí còn lại tiếp tục đi tới xyclon. ở đây, tro mịn (ít cácbon) được tách ra và rơi xuống sillo sản phẩm.
Công nghệ đốt cácbon:
Bản chất của công nghệ đốt cácbon là giảm hàm lượng cácbon chưa cháy hết trong tro bay bằng cách đốt tro. Quá trình cháy có thể tự duy trì khi hàm lượng cácbon không cháy hết trong tro bay javascript:void(0)
Publish Postđủ lớn hoặc được hỗ trợ bởi nhiên liệu phụ trợ khi hàm lượng cácbon không cháy hết trong tro bay quá nhỏ.
Ưu điểm của công nghệ bê tông đầm lăn so với công nghệ bê tông thông thường:
Giá thành rẻ hơn từ 25 - 50%.
Có thể rút ngắn tiến độ thi công từ vài tháng đến vài năm.
Thi công đơn giản, cường độ đắp đập cao do không phải xử lý nhiệt trong quá trình thi công đập bê tông khối lớn.
Giảm vật liệu thi công,
Giảm diện tích ảnh hưởng của dự án, khả năng chịu xói mòn tốt…
Trong những năm gần đây, để tăng hiệu quả kinh tế dự án thông qua việc áp dụng các giải pháp kỹ thuật tiên tiến trong công tác xây dựng đập thuỷ điện, nhiều dự án trên thế giới và Việt Nam đã áp dụng công nghệ bê tông đầm lăn (RCC) thay thế cho công nghệ bê tông thông thường ở các đập thuỷ điện có công suất trung bình và lớn.
Để áp dụng được công nghệ bê tông đầm lăn, vấn đề quan trọng là phải xác định được nguồn cung cấp vật liệu kết dính (Pozzolan) theo 2 hướng: Sử dụng vật liệu Pozzolan tự nhiên từ các mỏ Pozzolan hiện có (phương án này theo đánh giá của các chuyên gia là khó khả thi ở điều kiện Việt Nam); hoặc sử dụng tro bay từ các nhà máy nhiệt điện (có tính khả thi cao về kỹ thuật, trữ lượng và đáp ứng được nhu cầu sử dụng trong thời gian ngắn).
Qua nghiên cứu đánh giá của các chuyên gia tư vấn cho dự án Thuỷ điện Sơn La, về cơ bản, tro bay của Nhà máy Nhiệt điện Phả Lại có thành phần lý hoá và các chỉ tiêu kỹ thuật đáp ứng yêu cầu làm vật liệu kết dính cho công nghệ bê tông đầm lăn. Duy nhất tồn tại là cần thiết phải giảm hàm lượng cácbon không cháy hết (UCB) tương đương với chỉ tiêu mất khi nung (LOI) trong tro hiện tại từ 16,34 - 22,00% xuống còn 6%, độ ẩm 3% theo yêu cầu. Tuy nhiên, điều này không phải là vấn đề nan giải khi các công nghệ chế biến tro bay nhà máy nhiệt điện thành tro bay có thể sử dụng làm phụ gia bê tông trên thế giới đã trở nên phổ biến.
Căn cứ theo các báo cáo Quy hoạch phát triển nguồn điện gần đây thì trong giai đoạn 2006 - 2010, sẽ khởi công đưa vào vận hành khoảng 40 dự án thuỷ điện có quy mô công suất từ 30 MW trở lên, tổng công suất các dự án này khoảng 4.850 MW. Các dự án này dự kiến sử dụng 70% bê tông đầm lăn, khoảng 12,6 triệu m3. Với khối lượng bê tông dùng công nghệ đầm lăn nói trên, dự kiến cần khoảng 1,7 - 2 triệu tấn phụ gia.
Giai đoạn sau năm 2010, do số lượng và quy mô công suất của dự án thuỷ điện tăng lên đáng kể nên nhu cầu phụ gia bê tông cho công nghệ bê tông đầm lăn cũng tăng tương ứng. Dự kiến, bình quân hằng năm nhu cầu phụ gia cho bê tông đầm lăn nằm trong khoảng 200.000 - 300.000 tấn/năm. Đặc biệt, đối với dự án Nhà máy Thuỷ điện Sơn La có công suất 2.400 MW, khối lượng bê tông đầm lăn cần phải sử dụng là 4,4 triệu m3.
Xuất phát từ các nghiên cứu về tro bay sử dụng trong công nghệ bê tông đầm lăn ở trên, một trong những đơn vị có thể cung cấp tro bay đảm bảo yêu cầu chất lượng, số lượng theo yêu cầu tiến độ xây dựng đập chứa nước Nhà máy Thuỷ điện Sơn La là Công ty cổ phần Nhiệt điện Phả Lại. Dây chuyền xử lý tro bay được EVN quyết định đầu tư đặt tại Phả Lại, trên khuôn viên diện tích khoảng 2,23 ha, ngay cạnh Công ty. Nguồn tro bay nguyên liệu được lấy từ dây chuyền 2 của Nhà máy. Hiện nay, Công ty có thể cung cấp 326.000 tấn tro bay/năm. Nếu chọn được dây chuyền xử lý tro bay phù hợp thì Công ty có thể cung cấp lượng tro bay qua xử lý là 200.000 tấn/năm trở lên.
Để xử lý lượng tro bay làm phụ gia cho công nghệ bê tông đầm lăn đòi hỏi phải có công nghệ hoàn chỉnh để tách cácbon ra khỏi tro bay đạt yêu cầu tiêu chuẩn Mỹ ASTM C618-97 đối với tro bay loại F. Trong thời gian qua, được EVN giao nhiệm vụ tư vấn quản lý dự án đầu tư xây dựng dây chuyền xử lý tro bay, Công ty cổ phần Nhiệt điện Phả Lại đã nỗ lực thực hiện nhiệm vụ, đẩy nhanh tiến độ dự án theo yêu cầu. Tuy nhiên, do công nghệ lựa chọn để tuyển tro bay là mới mẻ và chưa có dự án tương tự nào được triển khai tại Việt Nam nên vẫn chưa lựa chọn được nhà thầu đáp ứng yêu cầu công việc đề ra.
Để rút ngắn các thủ tục từ khi chuẩn bị đầu tư, đầu tư và sử dụng, tăng cường trách nhiệm, EVN đã chính thức giao cho Ban QLDA Nhà máy Thuỷ điện Sơn La thực hiện tiếp dự án này. Tin rằng, dự án này sẽ thực hiện thành công, cung cấp sản phẩm tro sạch làm phụ gia bê tông đầm lăn, đáp ứng yêu cầu về số lượng, chất lượng cho công trình xây dựng đập chứa nước của Nhà máy Thuỷ điện Sơn La.
Trên thế giới, các công nghệ chế biến tro bay nhà máy nhiệt điện thành tro bay sử dụng làm phụ gia bê tông bao gồm:
Công nghệ tuyển nổi:
Nguyên lý của công nghệ tuyển nổi tro bay là dùng chất tạo váng có chuỗi cácbon cao hơn ốctan (thường dùng dầu hoả) để bao bọc lấy các hạt cácbon làm các hạt này trở nên kỵ nước (không thấm nước). Khi được khuấy trộn mạnh trong một bể nước sục không khí, các hạt cácbon kỵ nước bám vào các bọt khí tạo ra, nhờ đó nổi lên trên bề mặt bể thành một lớp váng. Váng được vớt đi, còn tro ít cácbon được tách ra khỏi nước thành sản phẩm.
Công nghệ tách tĩnh điện:
Công nghệ tách tĩnh điện sử dụng sự khác biệt về đặc điểm điện học giữa tro bay nghèo cácbon và tro bay giàu cácbon. Trong máy tách, tro nguyên liệu được cấp vào khe hẹp giữa hai bản cực phẳng đặt song song. Các hạt tro bị nhiễm điện do sự cọ sát mạnh giữa chúng với nhau, các hạt giàu cácbon nhiễm điện “dương”, các hạt nghèo cácbon nhiễm điện “âm”. Dưới điện trường mạnh giữa hai bản cực, các hạt tro đã bị nhiễm điện bị hút về các bản cực trái dấu. Các hạt tro sau đó được một băng tải chuyển động liên tục “quét” về hai đầu đối diện của máy tách. Chuyển động ngược chiều của các hạt tro và sự nhiễm điện liên tục do ma sát giữa hạt tro giàu cácbon và hạt tro nghèo cácbon tạo ra sự phân ly nhiều cấp dẫn đến hiệu quả tách cao.
Công nghệ phân ly bằng ly tâm:
Dòng hỗn hợp khí hạt tro bay được đưa vào thiết bị tách ly tâm hình trụ theo chiều tiếp tuyến sẽ chuyển động xoắn ốc từ trên xuống dưới. Hạt chuyển động xoắn ốc sẽ chịu lực ly tâm văng đến vách thiết bị, bị mất tốc độ do ma sát và rơi xuống phễu gom đặt phía dưới thiết bị ly tâm. Tro nguyên liệu được vận chuyển bằng không khí đến thiết bị ly tâm. Tại đây, những hạt tro thô (nhiều cácbon) tách ra rơi xuống silô thứ phẩm. Hỗn hợp tro - không khí còn lại tiếp tục đi tới xyclon. ở đây, tro mịn (ít cácbon) được tách ra và rơi xuống sillo sản phẩm.
Công nghệ đốt cácbon:
Bản chất của công nghệ đốt cácbon là giảm hàm lượng cácbon chưa cháy hết trong tro bay bằng cách đốt tro. Quá trình cháy có thể tự duy trì khi hàm lượng cácbon không cháy hết trong tro bay javascript:void(0)
Publish Postđủ lớn hoặc được hỗ trợ bởi nhiên liệu phụ trợ khi hàm lượng cácbon không cháy hết trong tro bay quá nhỏ.
Ưu điểm của công nghệ bê tông đầm lăn so với công nghệ bê tông thông thường:
Giá thành rẻ hơn từ 25 - 50%.
Có thể rút ngắn tiến độ thi công từ vài tháng đến vài năm.
Thi công đơn giản, cường độ đắp đập cao do không phải xử lý nhiệt trong quá trình thi công đập bê tông khối lớn.
Giảm vật liệu thi công,
Giảm diện tích ảnh hưởng của dự án, khả năng chịu xói mòn tốt…
Tro bay sử dụng cho bê tông đầm lăn tăng hiệu quả kinh tế
Đối với các công trình thuỷ điện, ngoài các yếu tố kỹ thuật chủ yếu có ảnh hưởng lớn đến hiệu quả kinh tế kỹ thuật của công trình, công tác xây dựng đập và các công trình thuỷ công phụ trợ cho đập đóng một vai trò rất quan trọng và ảnh hưởng lớn đến hiệu quả của dự án.
Trong những năm gần đây, để tăng hiệu quả kinh tế dự án thông qua việc áp dụng các giải pháp kỹ thuật tiên tiến trong công tác xây dựng đập thuỷ điện, nhiều dự án trên thế giới và Việt Nam đã áp dụng công nghệ bê tông đầm lăn (RCC) thay thế cho công nghệ bê tông thông thường ở các đập thuỷ điện có công suất trung bình và lớn.
Để áp dụng được công nghệ bê tông đầm lăn, vấn đề quan trọng là phải xác định được nguồn cung cấp vật liệu kết dính (Pozzolan) theo 2 hướng: Sử dụng vật liệu Pozzolan tự nhiên từ các mỏ Pozzolan hiện có (phương án này theo đánh giá của các chuyên gia là khó khả thi ở điều kiện Việt Nam); hoặc sử dụng tro bay từ các nhà máy nhiệt điện (có tính khả thi cao về kỹ thuật, trữ lượng và đáp ứng được nhu cầu sử dụng trong thời gian ngắn).
Qua nghiên cứu đánh giá của các chuyên gia tư vấn cho dự án Thuỷ điện Sơn La, về cơ bản, tro bay của Nhà máy Nhiệt điện Phả Lại có thành phần lý hoá và các chỉ tiêu kỹ thuật đáp ứng yêu cầu làm vật liệu kết dính cho công nghệ bê tông đầm lăn. Duy nhất tồn tại là cần thiết phải giảm hàm lượng cácbon không cháy hết (UCB) tương đương với chỉ tiêu mất khi nung (LOI) trong tro hiện tại từ 16,34 - 22,00% xuống còn 6%, độ ẩm 3% theo yêu cầu. Tuy nhiên, điều này không phải là vấn đề nan giải khi các công nghệ chế biến tro bay nhà máy nhiệt điện thành tro bay có thể sử dụng làm phụ gia bê tông trên thế giới đã trở nên phổ biến.
Căn cứ theo các báo cáo Quy hoạch phát triển nguồn điện gần đây thì trong giai đoạn 2006 - 2010, sẽ khởi công đưa vào vận hành khoảng 40 dự án thuỷ điện có quy mô công suất từ 30 MW trở lên, tổng công suất các dự án này khoảng 4.850 MW. Các dự án này dự kiến sử dụng 70% bê tông đầm lăn, khoảng 12,6 triệu m3. Với khối lượng bê tông dùng công nghệ đầm lăn nói trên, dự kiến cần khoảng 1,7 - 2 triệu tấn phụ gia.
Giai đoạn sau năm 2010, do số lượng và quy mô công suất của dự án thuỷ điện tăng lên đáng kể nên nhu cầu phụ gia bê tông cho công nghệ bê tông đầm lăn cũng tăng tương ứng. Dự kiến, bình quân hằng năm nhu cầu phụ gia cho bê tông đầm lăn nằm trong khoảng 200.000 - 300.000 tấn/năm. Đặc biệt, đối với dự án Nhà máy Thuỷ điện Sơn La có công suất 2.400 MW, khối lượng bê tông đầm lăn cần phải sử dụng là 4,4 triệu m3.
Xuất phát từ các nghiên cứu về tro bay sử dụng trong công nghệ bê tông đầm lăn ở trên, một trong những đơn vị có thể cung cấp tro bay đảm bảo yêu cầu chất lượng, số lượng theo yêu cầu tiến độ xây dựng đập chứa nước Nhà máy Thuỷ điện Sơn La là Công ty cổ phần Nhiệt điện Phả Lại. Dây chuyền xử lý tro bay được EVN quyết định đầu tư đặt tại Phả Lại, trên khuôn viên diện tích khoảng 2,23 ha, ngay cạnh Công ty. Nguồn tro bay nguyên liệu được lấy từ dây chuyền 2 của Nhà máy. Hiện nay, Công ty có thể cung cấp 326.000 tấn tro bay/năm. Nếu chọn được dây chuyền xử lý tro bay phù hợp thì Công ty có thể cung cấp lượng tro bay qua xử lý là 200.000 tấn/năm trở lên.
Để xử lý lượng tro bay làm phụ gia cho công nghệ bê tông đầm lăn đòi hỏi phải có công nghệ hoàn chỉnh để tách cácbon ra khỏi tro bay đạt yêu cầu tiêu chuẩn Mỹ ASTM C618-97 đối với tro bay loại F. Trong thời gian qua, được EVN giao nhiệm vụ tư vấn quản lý dự án đầu tư xây dựng dây chuyền xử lý tro bay, Công ty cổ phần Nhiệt điện Phả Lại đã nỗ lực thực hiện nhiệm vụ, đẩy nhanh tiến độ dự án theo yêu cầu. Tuy nhiên, do công nghệ lựa chọn để tuyển tro bay là mới mẻ và chưa có dự án tương tự nào được triển khai tại Việt Nam nên vẫn chưa lựa chọn được nhà thầu đáp ứng yêu cầu công việc đề ra.
Để rút ngắn các thủ tục từ khi chuẩn bị đầu tư, đầu tư và sử dụng, tăng cường trách nhiệm, EVN đã chính thức giao cho Ban QLDA Nhà máy Thuỷ điện Sơn La thực hiện tiếp dự án này. Tin rằng, dự án này sẽ thực hiện thành công, cung cấp sản phẩm tro sạch làm phụ gia bê tông đầm lăn, đáp ứng yêu cầu về số lượng, chất lượng cho công trình xây dựng đập chứa nước của Nhà máy Thuỷ điện Sơn La.
Trên thế giới, các công nghệ chế biến tro bay nhà máy nhiệt điện thành tro bay sử dụng làm phụ gia bê tông bao gồm:
Công nghệ tuyển nổi:
Nguyên lý của công nghệ tuyển nổi tro bay là dùng chất tạo váng có chuỗi cácbon cao hơn ốctan (thường dùng dầu hoả) để bao bọc lấy các hạt cácbon làm các hạt này trở nên kỵ nước (không thấm nước). Khi được khuấy trộn mạnh trong một bể nước sục không khí, các hạt cácbon kỵ nước bám vào các bọt khí tạo ra, nhờ đó nổi lên trên bề mặt bể thành một lớp váng. Váng được vớt đi, còn tro ít cácbon được tách ra khỏi nước thành sản phẩm.
Công nghệ tách tĩnh điện:
Công nghệ tách tĩnh điện sử dụng sự khác biệt về đặc điểm điện học giữa tro bay nghèo cácbon và tro bay giàu cácbon. Trong máy tách, tro nguyên liệu được cấp vào khe hẹp giữa hai bản cực phẳng đặt song song. Các hạt tro bị nhiễm điện do sự cọ sát mạnh giữa chúng với nhau, các hạt giàu cácbon nhiễm điện “dương”, các hạt nghèo cácbon nhiễm điện “âm”. Dưới điện trường mạnh giữa hai bản cực, các hạt tro đã bị nhiễm điện bị hút về các bản cực trái dấu. Các hạt tro sau đó được một băng tải chuyển động liên tục “quét” về hai đầu đối diện của máy tách. Chuyển động ngược chiều của các hạt tro và sự nhiễm điện liên tục do ma sát giữa hạt tro giàu cácbon và hạt tro nghèo cácbon tạo ra sự phân ly nhiều cấp dẫn đến hiệu quả tách cao.
Công nghệ phân ly bằng ly tâm:
Dòng hỗn hợp khí hạt tro bay được đưa vào thiết bị tách ly tâm hình trụ theo chiều tiếp tuyến sẽ chuyển động xoắn ốc từ trên xuống dưới. Hạt chuyển động xoắn ốc sẽ chịu lực ly tâm văng đến vách thiết bị, bị mất tốc độ do ma sát và rơi xuống phễu gom đặt phía dưới thiết bị ly tâm. Tro nguyên liệu được vận chuyển bằng không khí đến thiết bị ly tâm. Tại đây, những hạt tro thô (nhiều cácbon) tách ra rơi xuống silô thứ phẩm. Hỗn hợp tro - không khí còn lại tiếp tục đi tới xyclon. ở đây, tro mịn (ít cácbon) được tách ra và rơi xuống sillo sản phẩm.
Công nghệ đốt cácbon:
Bản chất của công nghệ đốt cácbon là giảm hàm lượng cácbon chưa cháy hết trong tro bay bằng cách đốt tro. Quá trình cháy có thể tự duy trì khi hàm lượng cácbon không cháy hết trong tro bay đủ lớn hoặc được hỗ trợ bởi nhiên liệu phụ trợ khi hàm lượng cácbon không cháy hết trong tro bay quá nhỏ.
Ưu điểm của công nghệ bê tông đầm lăn so với công nghệ bê tông thông thường:
Giá thành rẻ hơn từ 25 - 50%.
Có thể rút ngắn tiến độ thi công từ vài tháng đến vài năm.
Thi công đơn giản, cường độ đắp đập cao do không phải xử lý nhiệt trong quá trình thi công đập bê tông khối lớn.
Giảm vật liệu thi công,
Giảm diện tích ảnh hưởng của dự án, khả năng chịu xói mòn tốt…
Trong những năm gần đây, để tăng hiệu quả kinh tế dự án thông qua việc áp dụng các giải pháp kỹ thuật tiên tiến trong công tác xây dựng đập thuỷ điện, nhiều dự án trên thế giới và Việt Nam đã áp dụng công nghệ bê tông đầm lăn (RCC) thay thế cho công nghệ bê tông thông thường ở các đập thuỷ điện có công suất trung bình và lớn.
Để áp dụng được công nghệ bê tông đầm lăn, vấn đề quan trọng là phải xác định được nguồn cung cấp vật liệu kết dính (Pozzolan) theo 2 hướng: Sử dụng vật liệu Pozzolan tự nhiên từ các mỏ Pozzolan hiện có (phương án này theo đánh giá của các chuyên gia là khó khả thi ở điều kiện Việt Nam); hoặc sử dụng tro bay từ các nhà máy nhiệt điện (có tính khả thi cao về kỹ thuật, trữ lượng và đáp ứng được nhu cầu sử dụng trong thời gian ngắn).
Qua nghiên cứu đánh giá của các chuyên gia tư vấn cho dự án Thuỷ điện Sơn La, về cơ bản, tro bay của Nhà máy Nhiệt điện Phả Lại có thành phần lý hoá và các chỉ tiêu kỹ thuật đáp ứng yêu cầu làm vật liệu kết dính cho công nghệ bê tông đầm lăn. Duy nhất tồn tại là cần thiết phải giảm hàm lượng cácbon không cháy hết (UCB) tương đương với chỉ tiêu mất khi nung (LOI) trong tro hiện tại từ 16,34 - 22,00% xuống còn 6%, độ ẩm 3% theo yêu cầu. Tuy nhiên, điều này không phải là vấn đề nan giải khi các công nghệ chế biến tro bay nhà máy nhiệt điện thành tro bay có thể sử dụng làm phụ gia bê tông trên thế giới đã trở nên phổ biến.
Căn cứ theo các báo cáo Quy hoạch phát triển nguồn điện gần đây thì trong giai đoạn 2006 - 2010, sẽ khởi công đưa vào vận hành khoảng 40 dự án thuỷ điện có quy mô công suất từ 30 MW trở lên, tổng công suất các dự án này khoảng 4.850 MW. Các dự án này dự kiến sử dụng 70% bê tông đầm lăn, khoảng 12,6 triệu m3. Với khối lượng bê tông dùng công nghệ đầm lăn nói trên, dự kiến cần khoảng 1,7 - 2 triệu tấn phụ gia.
Giai đoạn sau năm 2010, do số lượng và quy mô công suất của dự án thuỷ điện tăng lên đáng kể nên nhu cầu phụ gia bê tông cho công nghệ bê tông đầm lăn cũng tăng tương ứng. Dự kiến, bình quân hằng năm nhu cầu phụ gia cho bê tông đầm lăn nằm trong khoảng 200.000 - 300.000 tấn/năm. Đặc biệt, đối với dự án Nhà máy Thuỷ điện Sơn La có công suất 2.400 MW, khối lượng bê tông đầm lăn cần phải sử dụng là 4,4 triệu m3.
Xuất phát từ các nghiên cứu về tro bay sử dụng trong công nghệ bê tông đầm lăn ở trên, một trong những đơn vị có thể cung cấp tro bay đảm bảo yêu cầu chất lượng, số lượng theo yêu cầu tiến độ xây dựng đập chứa nước Nhà máy Thuỷ điện Sơn La là Công ty cổ phần Nhiệt điện Phả Lại. Dây chuyền xử lý tro bay được EVN quyết định đầu tư đặt tại Phả Lại, trên khuôn viên diện tích khoảng 2,23 ha, ngay cạnh Công ty. Nguồn tro bay nguyên liệu được lấy từ dây chuyền 2 của Nhà máy. Hiện nay, Công ty có thể cung cấp 326.000 tấn tro bay/năm. Nếu chọn được dây chuyền xử lý tro bay phù hợp thì Công ty có thể cung cấp lượng tro bay qua xử lý là 200.000 tấn/năm trở lên.
Để xử lý lượng tro bay làm phụ gia cho công nghệ bê tông đầm lăn đòi hỏi phải có công nghệ hoàn chỉnh để tách cácbon ra khỏi tro bay đạt yêu cầu tiêu chuẩn Mỹ ASTM C618-97 đối với tro bay loại F. Trong thời gian qua, được EVN giao nhiệm vụ tư vấn quản lý dự án đầu tư xây dựng dây chuyền xử lý tro bay, Công ty cổ phần Nhiệt điện Phả Lại đã nỗ lực thực hiện nhiệm vụ, đẩy nhanh tiến độ dự án theo yêu cầu. Tuy nhiên, do công nghệ lựa chọn để tuyển tro bay là mới mẻ và chưa có dự án tương tự nào được triển khai tại Việt Nam nên vẫn chưa lựa chọn được nhà thầu đáp ứng yêu cầu công việc đề ra.
Để rút ngắn các thủ tục từ khi chuẩn bị đầu tư, đầu tư và sử dụng, tăng cường trách nhiệm, EVN đã chính thức giao cho Ban QLDA Nhà máy Thuỷ điện Sơn La thực hiện tiếp dự án này. Tin rằng, dự án này sẽ thực hiện thành công, cung cấp sản phẩm tro sạch làm phụ gia bê tông đầm lăn, đáp ứng yêu cầu về số lượng, chất lượng cho công trình xây dựng đập chứa nước của Nhà máy Thuỷ điện Sơn La.
Trên thế giới, các công nghệ chế biến tro bay nhà máy nhiệt điện thành tro bay sử dụng làm phụ gia bê tông bao gồm:
Công nghệ tuyển nổi:
Nguyên lý của công nghệ tuyển nổi tro bay là dùng chất tạo váng có chuỗi cácbon cao hơn ốctan (thường dùng dầu hoả) để bao bọc lấy các hạt cácbon làm các hạt này trở nên kỵ nước (không thấm nước). Khi được khuấy trộn mạnh trong một bể nước sục không khí, các hạt cácbon kỵ nước bám vào các bọt khí tạo ra, nhờ đó nổi lên trên bề mặt bể thành một lớp váng. Váng được vớt đi, còn tro ít cácbon được tách ra khỏi nước thành sản phẩm.
Công nghệ tách tĩnh điện:
Công nghệ tách tĩnh điện sử dụng sự khác biệt về đặc điểm điện học giữa tro bay nghèo cácbon và tro bay giàu cácbon. Trong máy tách, tro nguyên liệu được cấp vào khe hẹp giữa hai bản cực phẳng đặt song song. Các hạt tro bị nhiễm điện do sự cọ sát mạnh giữa chúng với nhau, các hạt giàu cácbon nhiễm điện “dương”, các hạt nghèo cácbon nhiễm điện “âm”. Dưới điện trường mạnh giữa hai bản cực, các hạt tro đã bị nhiễm điện bị hút về các bản cực trái dấu. Các hạt tro sau đó được một băng tải chuyển động liên tục “quét” về hai đầu đối diện của máy tách. Chuyển động ngược chiều của các hạt tro và sự nhiễm điện liên tục do ma sát giữa hạt tro giàu cácbon và hạt tro nghèo cácbon tạo ra sự phân ly nhiều cấp dẫn đến hiệu quả tách cao.
Công nghệ phân ly bằng ly tâm:
Dòng hỗn hợp khí hạt tro bay được đưa vào thiết bị tách ly tâm hình trụ theo chiều tiếp tuyến sẽ chuyển động xoắn ốc từ trên xuống dưới. Hạt chuyển động xoắn ốc sẽ chịu lực ly tâm văng đến vách thiết bị, bị mất tốc độ do ma sát và rơi xuống phễu gom đặt phía dưới thiết bị ly tâm. Tro nguyên liệu được vận chuyển bằng không khí đến thiết bị ly tâm. Tại đây, những hạt tro thô (nhiều cácbon) tách ra rơi xuống silô thứ phẩm. Hỗn hợp tro - không khí còn lại tiếp tục đi tới xyclon. ở đây, tro mịn (ít cácbon) được tách ra và rơi xuống sillo sản phẩm.
Công nghệ đốt cácbon:
Bản chất của công nghệ đốt cácbon là giảm hàm lượng cácbon chưa cháy hết trong tro bay bằng cách đốt tro. Quá trình cháy có thể tự duy trì khi hàm lượng cácbon không cháy hết trong tro bay đủ lớn hoặc được hỗ trợ bởi nhiên liệu phụ trợ khi hàm lượng cácbon không cháy hết trong tro bay quá nhỏ.
Ưu điểm của công nghệ bê tông đầm lăn so với công nghệ bê tông thông thường:
Giá thành rẻ hơn từ 25 - 50%.
Có thể rút ngắn tiến độ thi công từ vài tháng đến vài năm.
Thi công đơn giản, cường độ đắp đập cao do không phải xử lý nhiệt trong quá trình thi công đập bê tông khối lớn.
Giảm vật liệu thi công,
Giảm diện tích ảnh hưởng của dự án, khả năng chịu xói mòn tốt…
Khái niệm Công nghệ bê tông đầm lăn
1. Khái niệm Công nghệ bê tông đầm lăn (BTÐL) là loại công nghệ sử dụng bê tông không có độ sụt, được làm chặt bằng thiết bị rung lèn từ mặt ngoài (lu rung). công nghệ này thích hợp sử dụng cho các công trình bê tông khối lớn, không cốt thép và hình dáng không phức tạp như lõi đập, mặt đường. Việc sử dụng hỗn hợp bê tông khô hơn (không có độ sụt) và đầm lèn bê tông bằng lu rung giúp cho thi công nhanh hơn, rẻ hơn so với dùng công nghệ thi công bê tông truyền thống.
Công nghệ BTÐL nếu áp dụng cho xây dựng mặt đường so với công nghệ thi công thông thường có các ưu điểm sau:
- Lượng dùng xi măng thấp, có thể sử dụng một số phế thải hoặc sản phẩm phụ của các ngành công nghiệp khác giúp hạ giá thành vật liệu;
- Ðạt cường độ cao ở thời gian đầu, sớm cho phép lưu thông đường;
- Phương pháp thi công không phức tạp, tương tự như thi công bê tông asphalt;
- Tốc độ thi công nhanh giúp rút ngắn thời gian thi công và giảm tổng chi phí.
2. Công nghệ thi công bê tông đầm lăn
2.1. Thiết bị thi công
Thiết bị thi công bê tông đầm lăn không phức tạp, các thiết bị chính để thi công bê tông theo công nghệ này hiện đều có ở Việt Nam. Thiết bị thi công BTÐL nói chung cũng giống nhau khi thi công BTÐL cho đập, đường và các dạng công trình bê tông khối lớn không cốt thép khác. Tuy nhiên ở mỗi loại hình công nghệ đó đòi hỏi thêm những thiết bị thi công đặc chủng riêng.
Các thiết bị cần thiết cho thi công đập bằng công nghệ BTÐL gồm: Máy trộn cưỡng bức có khả năng trộn hỗn hợp bê tông khô sử dụng cốt liệu có đường kính lớn; băng tải hoặc các thiết bị tương đương để vận chuyển bê tông; xe tải tự đổ; máy san ủi; máy lu rung; máy nhồi tấm tạo khe co. Hệ thống phun nước cao áp làm sạch bề mặt bê tông mạch ngừng, Hệ thống phun nước bảo dưỡng.
Thiết bị cho thi công đường, sân bãi: Máy trộn cưỡng bức; xe tải tự đổ; máy rải (asphalt); xe lu rung; xe lu lốp; mắy cắt bê tông;
Có thể thấy rằng các thiết bị chính cho thi công bê tông bằng công nghệ BTÐL đã có sẵn ở Việt Nam hoặc đều có thể chế tạo tại Việt Nam. Nếu phổ biến công nghệ BTÐL ở Việt Nam thì có thể tận dụng được các thiết bị có sẵn ở trong nước, không cần tốn thêm nhiều chi phí đầu tư mua thiết bị thi công mới.
Công nghệ thi công BTÐL cho đập
Công nghệ và tổ chức thi công BTÐL khác với bê tông khối lớn thông thường là được tiến hành cùng lúc trên một diện rộng.
Sau khi ngăn dòng và thi công xong phần nền móng đập thì tiến hành thi công lớp thềm chống xói bằng bê tông chịu lực. Bê tông tường thượng lưu được đổ bằng bê tông thường theo công nghệ cốp pha trượt (hoặc leo) có đặt các băng cách nước vào khe co dãn (thông thường 15 m/khe). Tường hạ lưu có thể là bê tông đổ tại chỗ giống như tường thượng lưu, cũng có thể được lắp ráp bằng các tấm hoặc khối bê tông đúc sẵn. Các lớp kết cầu tường này đóng vai trò cốp pha cho các lớp bê tông đầm lăn phía trong. Hỗn hợp bê tông sau khi được trộn từ các trạm trộn được vận chuyển đến nơi đổ bằng các phương tiện như xe chạy trên ray, băng tải, xe ô-tô tự đổ chuyên dụng. Hỗn hợp BTÐL được san gạt bằng xe ủi. Sau đó chúng được đầm lèn bằng lu rung (7-12 tấn). Chiều dầy từng lớp đổ được quyết định bởi năng lực đổ, năng lực đầm của các thiết bị. Thông thường mỗi lớp bê tông được san dày khoảng 30-40cm. Ðể tăng tốc độ di chuyển, tại một số công trình, các máy ủi san bê tông được cẩu tháp cẩu chuyển đến các vị trí cần thiết (tránh làm hỏng bề mặt bê tông đã đầm). Thời gian từ khi bê tông bắt đầu được trộn cho tới khi đầm lèn xong không vượt quá thời gian bắt đầu đóng rắn của bê tông.
2.2. Công nghệ thi công BTÐL cho đường:
Hỗn hợp BTÐL sau khi được trộn đạt được tính công tác cần thiết với độ cứng thử trên thiết bị Vebe cải tiến từ 20-50s được chuyển đến hiện trường bằng xe tự đổ. Sau đó HHBT được rải bằng máy rải với chiều rộng và chiều dày theo thiết kế. Sau khi rải, thay vì được đầm chặt bằng thiết bị đầm dùi như bê tông thường, BTÐL được làm chặt từ mặt ngoài bằng xe lu với tải trọng lèn và thời gian lèn thích hợp. Sau khi kết thúc quá trình làm chặt, bề mặt bê tông được hoàn thiện lại bằng xe lu lốp. Sau 1 ngày tiến hành cắt khe co theo thiết kế để chống nứt cho bê tông.
3. Hiệu quả áp dụng bê tông đầm lăn làm đập và mặt đường ở Việt Nam
Về kinh tế, hiệu quả lớn nhất mà công nghệ thi công bê tông đầm lăn đem lại là rút ngắn thời gian thi công, sớm đưa công trình vào khai thác sử dụng, ngoài ra đối với xây dựng công trình thuỷ lợi và thuỷ điện, công nghệ này cho phép giảm giá thành vật liệu đáng kể tức giảm tổng vốn đầu tư.
Về kỹ thuật, khi áp dụng công nghệ BTÐL cho xây dựng các công trình khối lớn cho phép giảm nhiệt thuỷ hoá nhờ giảm được lượng dùng xi măng vì vậy giảm được nguy cơ nứt khối do ứng suất nhiệt. Ðối với xây dựng mặt đường, sân bãi, việc sử dụng BTÐL có thể rút ngắn thời gian đưa công trình vào sử dụng nhanh gấp hai lần so với bê tông thường.
Về môi trường, nhờ việc giảm lượng dùng xi măng trong BTÐL và có thể thay thế một phần xi măng bằng phụ gia khoáng giúp giảm mức tiêu hao năng lượng, giảm ô nhiễm môi trường.
Công nghệ BTÐL nếu áp dụng cho xây dựng mặt đường so với công nghệ thi công thông thường có các ưu điểm sau:
- Lượng dùng xi măng thấp, có thể sử dụng một số phế thải hoặc sản phẩm phụ của các ngành công nghiệp khác giúp hạ giá thành vật liệu;
- Ðạt cường độ cao ở thời gian đầu, sớm cho phép lưu thông đường;
- Phương pháp thi công không phức tạp, tương tự như thi công bê tông asphalt;
- Tốc độ thi công nhanh giúp rút ngắn thời gian thi công và giảm tổng chi phí.
2. Công nghệ thi công bê tông đầm lăn
2.1. Thiết bị thi công
Thiết bị thi công bê tông đầm lăn không phức tạp, các thiết bị chính để thi công bê tông theo công nghệ này hiện đều có ở Việt Nam. Thiết bị thi công BTÐL nói chung cũng giống nhau khi thi công BTÐL cho đập, đường và các dạng công trình bê tông khối lớn không cốt thép khác. Tuy nhiên ở mỗi loại hình công nghệ đó đòi hỏi thêm những thiết bị thi công đặc chủng riêng.
Các thiết bị cần thiết cho thi công đập bằng công nghệ BTÐL gồm: Máy trộn cưỡng bức có khả năng trộn hỗn hợp bê tông khô sử dụng cốt liệu có đường kính lớn; băng tải hoặc các thiết bị tương đương để vận chuyển bê tông; xe tải tự đổ; máy san ủi; máy lu rung; máy nhồi tấm tạo khe co. Hệ thống phun nước cao áp làm sạch bề mặt bê tông mạch ngừng, Hệ thống phun nước bảo dưỡng.
Thiết bị cho thi công đường, sân bãi: Máy trộn cưỡng bức; xe tải tự đổ; máy rải (asphalt); xe lu rung; xe lu lốp; mắy cắt bê tông;
Có thể thấy rằng các thiết bị chính cho thi công bê tông bằng công nghệ BTÐL đã có sẵn ở Việt Nam hoặc đều có thể chế tạo tại Việt Nam. Nếu phổ biến công nghệ BTÐL ở Việt Nam thì có thể tận dụng được các thiết bị có sẵn ở trong nước, không cần tốn thêm nhiều chi phí đầu tư mua thiết bị thi công mới.
Công nghệ thi công BTÐL cho đập
Công nghệ và tổ chức thi công BTÐL khác với bê tông khối lớn thông thường là được tiến hành cùng lúc trên một diện rộng.
Sau khi ngăn dòng và thi công xong phần nền móng đập thì tiến hành thi công lớp thềm chống xói bằng bê tông chịu lực. Bê tông tường thượng lưu được đổ bằng bê tông thường theo công nghệ cốp pha trượt (hoặc leo) có đặt các băng cách nước vào khe co dãn (thông thường 15 m/khe). Tường hạ lưu có thể là bê tông đổ tại chỗ giống như tường thượng lưu, cũng có thể được lắp ráp bằng các tấm hoặc khối bê tông đúc sẵn. Các lớp kết cầu tường này đóng vai trò cốp pha cho các lớp bê tông đầm lăn phía trong. Hỗn hợp bê tông sau khi được trộn từ các trạm trộn được vận chuyển đến nơi đổ bằng các phương tiện như xe chạy trên ray, băng tải, xe ô-tô tự đổ chuyên dụng. Hỗn hợp BTÐL được san gạt bằng xe ủi. Sau đó chúng được đầm lèn bằng lu rung (7-12 tấn). Chiều dầy từng lớp đổ được quyết định bởi năng lực đổ, năng lực đầm của các thiết bị. Thông thường mỗi lớp bê tông được san dày khoảng 30-40cm. Ðể tăng tốc độ di chuyển, tại một số công trình, các máy ủi san bê tông được cẩu tháp cẩu chuyển đến các vị trí cần thiết (tránh làm hỏng bề mặt bê tông đã đầm). Thời gian từ khi bê tông bắt đầu được trộn cho tới khi đầm lèn xong không vượt quá thời gian bắt đầu đóng rắn của bê tông.
2.2. Công nghệ thi công BTÐL cho đường:
Hỗn hợp BTÐL sau khi được trộn đạt được tính công tác cần thiết với độ cứng thử trên thiết bị Vebe cải tiến từ 20-50s được chuyển đến hiện trường bằng xe tự đổ. Sau đó HHBT được rải bằng máy rải với chiều rộng và chiều dày theo thiết kế. Sau khi rải, thay vì được đầm chặt bằng thiết bị đầm dùi như bê tông thường, BTÐL được làm chặt từ mặt ngoài bằng xe lu với tải trọng lèn và thời gian lèn thích hợp. Sau khi kết thúc quá trình làm chặt, bề mặt bê tông được hoàn thiện lại bằng xe lu lốp. Sau 1 ngày tiến hành cắt khe co theo thiết kế để chống nứt cho bê tông.
3. Hiệu quả áp dụng bê tông đầm lăn làm đập và mặt đường ở Việt Nam
Về kinh tế, hiệu quả lớn nhất mà công nghệ thi công bê tông đầm lăn đem lại là rút ngắn thời gian thi công, sớm đưa công trình vào khai thác sử dụng, ngoài ra đối với xây dựng công trình thuỷ lợi và thuỷ điện, công nghệ này cho phép giảm giá thành vật liệu đáng kể tức giảm tổng vốn đầu tư.
Về kỹ thuật, khi áp dụng công nghệ BTÐL cho xây dựng các công trình khối lớn cho phép giảm nhiệt thuỷ hoá nhờ giảm được lượng dùng xi măng vì vậy giảm được nguy cơ nứt khối do ứng suất nhiệt. Ðối với xây dựng mặt đường, sân bãi, việc sử dụng BTÐL có thể rút ngắn thời gian đưa công trình vào sử dụng nhanh gấp hai lần so với bê tông thường.
Về môi trường, nhờ việc giảm lượng dùng xi măng trong BTÐL và có thể thay thế một phần xi măng bằng phụ gia khoáng giúp giảm mức tiêu hao năng lượng, giảm ô nhiễm môi trường.
Monday, 12 May 2008
SẢN PHẨM SƠN PHỦ EPOXY GỐC NƯỚC
SẢN PHẨM SƠN PHỦ EPOXY GỐC NƯỚC MASTERTOP 1110
Mô tả : là loại sơn phủ hệ Epoxy gốc nước gồm 2 thành phần, là 1 phần của hệ sơn hoàn chỉnh .
Ưu điểm
• Dễ thi công và làm sạch dụng cụ
• Màng sơn có độ bền cơ lý cao
• Chịu được thời tiết, bền màu
• Chịu mài mòn va đập
• Bám dính tốt trên bề mặt bêtông, …
• Không cháy nổ, độc hại vì sử dụng dung môi là nước
Ứng dụng : Sử dụng trên nền bêtông:
• Phủ sàn nhà, nền nhà xưởng cho những nơi đi lại nhiều, xe nâng hoạt động thường xuyên.
• Phủ sàn bệnh viện, phòng thí nghiệm, xưởng sản xuất dược phẩm, thực phẩm.
• Phủ sàn gara, bãi đậu xe, kho chứa…
• Phủ sàn, vách hầm ( hầm đậu xe,…)
Mô tả : là loại sơn phủ hệ Epoxy gốc nước gồm 2 thành phần, là 1 phần của hệ sơn hoàn chỉnh .
Ưu điểm
• Dễ thi công và làm sạch dụng cụ
• Màng sơn có độ bền cơ lý cao
• Chịu được thời tiết, bền màu
• Chịu mài mòn va đập
• Bám dính tốt trên bề mặt bêtông, …
• Không cháy nổ, độc hại vì sử dụng dung môi là nước
Ứng dụng : Sử dụng trên nền bêtông:
• Phủ sàn nhà, nền nhà xưởng cho những nơi đi lại nhiều, xe nâng hoạt động thường xuyên.
• Phủ sàn bệnh viện, phòng thí nghiệm, xưởng sản xuất dược phẩm, thực phẩm.
• Phủ sàn gara, bãi đậu xe, kho chứa…
• Phủ sàn, vách hầm ( hầm đậu xe,…)
Sika Hydro tite
Sử lý mạch ngừng bê tông
________________________________________
Vật liệu cản nước tại các mối nối trong xây dựng
MÔ TẢ
Thông thường có 2 cách để sử lý
1. sử dụng băng cản nước PVC
2. Sử dụng hợp chất trương nở
Về hợp chất chất trương nở có nhiều loại để sử dụng, tôi xin giới thiệu sản phẩm Sika Hydro tite
Sika Hydro tite là một vật liệu ngăn nước dạng cao su polymer có tính thấm nước linh hoạt được dùng cho mối nối xây dựng và bịt lại các thành phần của bê tông đúc sẵn. Khi tiếp xúc với nước Sika Hydro tite sẽ trương nở theo cách thức có thể kiểm soát.
Do cấu tạo từ bentonite nên Sika Hydro tite có cấu tạo từ những phân tử cực nhỏ liên kết chặt vào nhau tạo thành nhiều lớp. Ở giữa và bên trong những lớp này có sự phân cực giữa các điện cực âm và dương. Các phân tử nước sẽ bị thu hút do bởi cấu trúc đồng nhất của bentonite có tích điện dương và âm làm cho chúng tự chèn chặt vào giữa những lớp cực nhỏ này làm tách biệt và trương nở. Sự thủy hóa bentonite tạo thành một lớp bịt ngăn chặn sự di chuyển của nước. Áp suất thủy tĩnh được tăng lên dẫn đến các lớp tự kết lại thành khối rắn chắc giúp chúng ngăn nước thật tốt.
SỬ DỤNG VÀ ƯU ĐIỂM
Sika Hydro tite được dùng để chặn sự thấm nước tại các mối nối xây dựng không chuyển động theo phương thẳng đứng và nằm ngang, các bề mặt bất thường và quanh mặt bê tông. Sika Hydro tite không được dự kiến dùng như là chất trám khe tại các mối nối co giãn. Sika Hydro tite được thiết kế để thay thế các loại vật liệu chặn nước thông thường trước đây dành cho các mạch xây dựng. Do cấu tạo từ muối natri bentonite làm cho Sika Hydro tite có đặc tính đặc biệt. Bentonite có tính trương nở khi tiếp xúc với nước tạo nên một lớp màng ngăn không cho thấm nước hình thành áp suất ngăn nước tại bề mặt.
Ưu điểm bao gồm:
•Dạng khoanh nhẹ linh hoạt dễ dàng lắp đặt.
•Loại trừ việc hàn và tách kết nối với thanh chắn nước cao su hoặc nhựa PVC.
•Nối đối đầu các khoanh Sika Hydro tite tiếp giáp với nhau tạo ra băng cản nước liên tục.
•Chịu được áp suất thủy tĩnh đến 70 mét.
•Tạo nên lớp bịt chặt, gắn các vết nứt và các khoảng rỗng nhỏ.
•Không độc hại, có thể sử dụng trong các bể nước uống.
•Có thể thi công lên những bề mặt bê tông bất thường.
•Có tính chịu nén và chịu uốn nên dùng được cho việc thi công các loại bê tông đúc sẵn.
•Không bị ảnh hưởng bởi việc lặp lại các chu kỳ ẩm và khô của bê tông.
•Không bị xuống cấp theo thời gian.
•Lắp đặt nhanh chóng.
•Hệ thống có hiệu lực lâu dài.
•An toàn về mặt sinh thái học và có thể sử dụng trong các cấu trúc có sự tiếp xúc với nước uống được.
ĐẶC TÍNH TIÊU BIỂU
Chịu được áp suất thủy tĩnh : > 70 mét.
S.G : 1.5 – 1.6 ASTM D297
Chu kỳ ướt/khô : Không ảnh hưởng
(25 chu kỳ @ 70m)
Nhiệt độ sử dụng : Từ -40 đến 80 độ C.
Độ trương nở : >300%
Màu sắc : xám xanh đen
Độ kết dính vào bê tông sạch khô : Tuyệt vời.
Côn thẩm thấu : 4±5 ASTM D-217
Độ nở : >300%
Mọi chi tiết xin liên hệ: Mr.Tú (0903907 563) email: floorseal@yahoo.com
________________________________________
Vật liệu cản nước tại các mối nối trong xây dựng
MÔ TẢ
Thông thường có 2 cách để sử lý
1. sử dụng băng cản nước PVC
2. Sử dụng hợp chất trương nở
Về hợp chất chất trương nở có nhiều loại để sử dụng, tôi xin giới thiệu sản phẩm Sika Hydro tite
Sika Hydro tite là một vật liệu ngăn nước dạng cao su polymer có tính thấm nước linh hoạt được dùng cho mối nối xây dựng và bịt lại các thành phần của bê tông đúc sẵn. Khi tiếp xúc với nước Sika Hydro tite sẽ trương nở theo cách thức có thể kiểm soát.
Do cấu tạo từ bentonite nên Sika Hydro tite có cấu tạo từ những phân tử cực nhỏ liên kết chặt vào nhau tạo thành nhiều lớp. Ở giữa và bên trong những lớp này có sự phân cực giữa các điện cực âm và dương. Các phân tử nước sẽ bị thu hút do bởi cấu trúc đồng nhất của bentonite có tích điện dương và âm làm cho chúng tự chèn chặt vào giữa những lớp cực nhỏ này làm tách biệt và trương nở. Sự thủy hóa bentonite tạo thành một lớp bịt ngăn chặn sự di chuyển của nước. Áp suất thủy tĩnh được tăng lên dẫn đến các lớp tự kết lại thành khối rắn chắc giúp chúng ngăn nước thật tốt.
SỬ DỤNG VÀ ƯU ĐIỂM
Sika Hydro tite được dùng để chặn sự thấm nước tại các mối nối xây dựng không chuyển động theo phương thẳng đứng và nằm ngang, các bề mặt bất thường và quanh mặt bê tông. Sika Hydro tite không được dự kiến dùng như là chất trám khe tại các mối nối co giãn. Sika Hydro tite được thiết kế để thay thế các loại vật liệu chặn nước thông thường trước đây dành cho các mạch xây dựng. Do cấu tạo từ muối natri bentonite làm cho Sika Hydro tite có đặc tính đặc biệt. Bentonite có tính trương nở khi tiếp xúc với nước tạo nên một lớp màng ngăn không cho thấm nước hình thành áp suất ngăn nước tại bề mặt.
Ưu điểm bao gồm:
•Dạng khoanh nhẹ linh hoạt dễ dàng lắp đặt.
•Loại trừ việc hàn và tách kết nối với thanh chắn nước cao su hoặc nhựa PVC.
•Nối đối đầu các khoanh Sika Hydro tite tiếp giáp với nhau tạo ra băng cản nước liên tục.
•Chịu được áp suất thủy tĩnh đến 70 mét.
•Tạo nên lớp bịt chặt, gắn các vết nứt và các khoảng rỗng nhỏ.
•Không độc hại, có thể sử dụng trong các bể nước uống.
•Có thể thi công lên những bề mặt bê tông bất thường.
•Có tính chịu nén và chịu uốn nên dùng được cho việc thi công các loại bê tông đúc sẵn.
•Không bị ảnh hưởng bởi việc lặp lại các chu kỳ ẩm và khô của bê tông.
•Không bị xuống cấp theo thời gian.
•Lắp đặt nhanh chóng.
•Hệ thống có hiệu lực lâu dài.
•An toàn về mặt sinh thái học và có thể sử dụng trong các cấu trúc có sự tiếp xúc với nước uống được.
ĐẶC TÍNH TIÊU BIỂU
Chịu được áp suất thủy tĩnh : > 70 mét.
S.G : 1.5 – 1.6 ASTM D297
Chu kỳ ướt/khô : Không ảnh hưởng
(25 chu kỳ @ 70m)
Nhiệt độ sử dụng : Từ -40 đến 80 độ C.
Độ trương nở : >300%
Màu sắc : xám xanh đen
Độ kết dính vào bê tông sạch khô : Tuyệt vời.
Côn thẩm thấu : 4±5 ASTM D-217
Độ nở : >300%
Mọi chi tiết xin liên hệ: Mr.Tú (0903907 563) email: floorseal@yahoo.com
Sika Grout 214-11
Vữa không co ngót hiệu quả cao
MÔ TẢ
Sika grout 214-11là vữa không co ngót, đặc tính cao, thời gian cho phép thi công lâu.
SỬ DỤNG VÀ ƯU ĐIỂM
Sika grout 214-11được dùng để định vị các bu long, bệ máy nặng, đáy bệ cột, trụ cầu và tất cả những nơi yêu cầu loại vữa không co ngót.
Ưu điểm:
• Có khả năng sửa chữa lấp đầy các lổ hổng.
• Có thể tự chảy và tự san phẳng.
• Có thể lắp đầy các lỗ rổng phức tạp
• Dễ sử dụng
• Cường độ cao
• Ổn định kích thước tốt
• Không tách nước hoặc phân tầng
• Giãn nở tốt
• Khả năng bù co ngót ở cả hai trạng thái cứng và dẻo.
ĐẶC TÍNH
Hình dạng: Dạng bột màu xám
Tỷ trọng: khoảng 1.56 – 1.60 kg/lít.
Tiêu thụ: Khoảng 73-74 × 25kg/bao cho 1 m3 phụ thuộc vào lượng nước chứa trong vữa.
Cường độ liên kết với bê tông: >2N/mm2 ở 7 ngày
>3N/mm2 ở 28 ngày.
Độ co ngót khi khô: cường độ <500 ở 23oC C/RH 50% ASTM ở 28 ngày.
Điện trở suất: <12000 Ω cm ở 28 ngày.
Độ giản nở lên đến 1% hoặc cao hơn nếu bố trí nguyên liệu không đúng theo ASTM C827
Khả năng bù co ngót khi khô theo tiêu chuẩn ASTM 1107-91.
Thời gian đông kết ban đầu: 2.3-3.4 giờ
Thời gian đông kết cuối cùng: 4 – 5.6 giờ
TIÊU CHUẨN
Sản xuất theo tiêu chuẩn:
CRD-C621-82A ASTM C827
JIS A1108 ASTM C1107-91 (Type C)
ASTM 109-80 ASTM C232-71
ASTM 827-82 ASTM C403-85
BS 4550 Part 116 1983 BS 4551 1980
BS 4550 Part 3 1978 ASTM C-469-83
Mọi chi tiết xin liên hệ: Mr.Tú(0903 907 563) email: floorseal@yahoo.com
MÔ TẢ
Sika grout 214-11là vữa không co ngót, đặc tính cao, thời gian cho phép thi công lâu.
SỬ DỤNG VÀ ƯU ĐIỂM
Sika grout 214-11được dùng để định vị các bu long, bệ máy nặng, đáy bệ cột, trụ cầu và tất cả những nơi yêu cầu loại vữa không co ngót.
Ưu điểm:
• Có khả năng sửa chữa lấp đầy các lổ hổng.
• Có thể tự chảy và tự san phẳng.
• Có thể lắp đầy các lỗ rổng phức tạp
• Dễ sử dụng
• Cường độ cao
• Ổn định kích thước tốt
• Không tách nước hoặc phân tầng
• Giãn nở tốt
• Khả năng bù co ngót ở cả hai trạng thái cứng và dẻo.
ĐẶC TÍNH
Hình dạng: Dạng bột màu xám
Tỷ trọng: khoảng 1.56 – 1.60 kg/lít.
Tiêu thụ: Khoảng 73-74 × 25kg/bao cho 1 m3 phụ thuộc vào lượng nước chứa trong vữa.
Cường độ liên kết với bê tông: >2N/mm2 ở 7 ngày
>3N/mm2 ở 28 ngày.
Độ co ngót khi khô: cường độ <500 ở 23oC C/RH 50% ASTM ở 28 ngày.
Điện trở suất: <12000 Ω cm ở 28 ngày.
Độ giản nở lên đến 1% hoặc cao hơn nếu bố trí nguyên liệu không đúng theo ASTM C827
Khả năng bù co ngót khi khô theo tiêu chuẩn ASTM 1107-91.
Thời gian đông kết ban đầu: 2.3-3.4 giờ
Thời gian đông kết cuối cùng: 4 – 5.6 giờ
TIÊU CHUẨN
Sản xuất theo tiêu chuẩn:
CRD-C621-82A ASTM C827
JIS A1108 ASTM C1107-91 (Type C)
ASTM 109-80 ASTM C232-71
ASTM 827-82 ASTM C403-85
BS 4550 Part 116 1983 BS 4551 1980
BS 4550 Part 3 1978 ASTM C-469-83
Mọi chi tiết xin liên hệ: Mr.Tú(0903 907 563) email: floorseal@yahoo.com
Sikadur 752
Chất nhựa bơm 2 thành phần, độ nhớt thấp dùng sửa chữa vết nứt
MÔ TẢ
Sikadur 752là chất nhựa lỏng epoxy 2 thành phần, có thể bơm được có độ nhớt thấp. Nó được bơm vào các lổ hổng, các khe nứt của bê tông tạo thành chất liệu kết nối cứng, cường độ cao. Sikadur 752đáp ứng tiêu chuẩn ASTM
SỬ DỤNG VÀ ƯU ĐIỂM
Sikadur 752được trám và sửa chữa các lổ hổng các vết nứt trong bê tông. Sikadur 752từ lâu đã được dùng như là một chất sửa chữa kết cấu gốc epoxy và tạo độ kết nối vĩnh viễn cho thép và bê tông.
Sikadur 752được dùng để trám và lấp đầy các lổ hổng và các khe nứt trong các cấu trúc như cột, dầm, móng, sàn và các kết cấu dùng để chứa nước. Sikadur 752không chỉ là lớp màng hữu hiệu ngăn cản sự thẩm thấu của nước mà còn là lớp kết nối giữa các thành phần bê tông với nhau và phục hồi cường độ của cấu trúc ban đầu.
Ưu điểm:
•Chống thấm kết cấu
•Thẩm thấu xuyên sâu vào kết cấu
•Chất lượng kết dính tuyệt vời
•Tính cơ động và độ kết dính cao
•Khi đông cứng không co ngót
•Ngăn chặn sự ăn mòn cốt thép.
PHƯƠNG PHÁP THI CÔNG
Có rất nhiều phương pháp thi công Sikadur 752ứng với những thiết bị thi công khác nhau. Xin vui lòng liên hệ bộ phận hỗ trợ để được hướng dẫn thêm.
Mọi chi tiết xin liên hệ: Mr.Tu (0903 907 563) email: floorseal@yahoo.com
MÔ TẢ
Sikadur 752là chất nhựa lỏng epoxy 2 thành phần, có thể bơm được có độ nhớt thấp. Nó được bơm vào các lổ hổng, các khe nứt của bê tông tạo thành chất liệu kết nối cứng, cường độ cao. Sikadur 752đáp ứng tiêu chuẩn ASTM
SỬ DỤNG VÀ ƯU ĐIỂM
Sikadur 752được trám và sửa chữa các lổ hổng các vết nứt trong bê tông. Sikadur 752từ lâu đã được dùng như là một chất sửa chữa kết cấu gốc epoxy và tạo độ kết nối vĩnh viễn cho thép và bê tông.
Sikadur 752được dùng để trám và lấp đầy các lổ hổng và các khe nứt trong các cấu trúc như cột, dầm, móng, sàn và các kết cấu dùng để chứa nước. Sikadur 752không chỉ là lớp màng hữu hiệu ngăn cản sự thẩm thấu của nước mà còn là lớp kết nối giữa các thành phần bê tông với nhau và phục hồi cường độ của cấu trúc ban đầu.
Ưu điểm:
•Chống thấm kết cấu
•Thẩm thấu xuyên sâu vào kết cấu
•Chất lượng kết dính tuyệt vời
•Tính cơ động và độ kết dính cao
•Khi đông cứng không co ngót
•Ngăn chặn sự ăn mòn cốt thép.
PHƯƠNG PHÁP THI CÔNG
Có rất nhiều phương pháp thi công Sikadur 752ứng với những thiết bị thi công khác nhau. Xin vui lòng liên hệ bộ phận hỗ trợ để được hướng dẫn thêm.
Mọi chi tiết xin liên hệ: Mr.Tu (0903 907 563) email: floorseal@yahoo.com
Monday, 5 May 2008
Dập Lửa
Grace FlameSafe® - sự lựa chọn rõ ràng cho các sản phẩm và hệ thống dập lửa
Trong hơn 25 năm, các sản phẩm và hệ thống dập lửa Grace FlameSafe® đã giúp cứu sống qua những giải pháp ưu việt chia tách và khống chế lửa và khói bên trong một tòa nhà. FlameSafe khôi phục mức độ lửa của các khối lắp đặt phân loại lửa (tường, sàn, trần, các chỗ nối động, nối tĩnh và phân chia cắt) bằng cách gắn liền các chỗ hở nhỏ hay lớn tạo bởi các chất xâm nhập như ống kim loại hay phi kim loại, cáp điện EMT, dây cáp và khay cáp, ống cách ly, ống dẫn HVAC và đường dây điện. Dòng sản phẩm dập lửa toàn diện của chúng tôi bao gồm các sản phẩm đàn hồi/phồng, chất gắn kín, vữa, chất đánh bóng, các túi dập lửa, và các thiết bị cùng với một dàn đầy đủ các sản phẩm bảo vệ dây cáp lý tưởng cho các ứng dụng trong thương mại, công nghiệp và các tòa nhà chung cư, các dự án mới hay dự án trang bị mới.
Trong hơn 25 năm, các sản phẩm và hệ thống dập lửa Grace FlameSafe® đã giúp cứu sống qua những giải pháp ưu việt chia tách và khống chế lửa và khói bên trong một tòa nhà. FlameSafe khôi phục mức độ lửa của các khối lắp đặt phân loại lửa (tường, sàn, trần, các chỗ nối động, nối tĩnh và phân chia cắt) bằng cách gắn liền các chỗ hở nhỏ hay lớn tạo bởi các chất xâm nhập như ống kim loại hay phi kim loại, cáp điện EMT, dây cáp và khay cáp, ống cách ly, ống dẫn HVAC và đường dây điện. Dòng sản phẩm dập lửa toàn diện của chúng tôi bao gồm các sản phẩm đàn hồi/phồng, chất gắn kín, vữa, chất đánh bóng, các túi dập lửa, và các thiết bị cùng với một dàn đầy đủ các sản phẩm bảo vệ dây cáp lý tưởng cho các ứng dụng trong thương mại, công nghiệp và các tòa nhà chung cư, các dự án mới hay dự án trang bị mới.
Lớp Lót Mái Che
Kéo dài tuổi thọ và độ bền của các mái che khắp thế giới
Lớp lót của Grace kéo dài tuổi thọ của mái che bằng cách bảo vệ chống rò rỉ do đập ngăn nước đá hay mưa bị gió tạt gây nên. Trong hơn 20 năm, Grace Ice & Water Shield đã được công nhận là lớp lót mái che tự kết dính nguyên gốc hàng đầu. Các kiến trúc sư, nhà chỉ định quy cách, nhà thầu, và chủ sở hữu đều đã tin cậy vào sự bảo vệ lâu dài mà loại lớp lót mái che tự kết dính này có thể cung cấp.
Lớp lót của Grace kéo dài tuổi thọ của mái che bằng cách bảo vệ chống rò rỉ do đập ngăn nước đá hay mưa bị gió tạt gây nên. Trong hơn 20 năm, Grace Ice & Water Shield đã được công nhận là lớp lót mái che tự kết dính nguyên gốc hàng đầu. Các kiến trúc sư, nhà chỉ định quy cách, nhà thầu, và chủ sở hữu đều đã tin cậy vào sự bảo vệ lâu dài mà loại lớp lót mái che tự kết dính này có thể cung cấp.
Phụ Gia cho Ximăng
Một dòng sản phẩm trợ nghiền hoàn chỉnh, cải tiến chất lượng và các phụ gia hồ ximăng dùng trong việc sản xuất và gia tăng chất lượng của ximăng
Hơn 70 năm trước, Grace đi tiên phong trong việc phát triển các hợp chất hóa học để dùng nghiền ximăng. Kể từ đó hãng đã luôn là một nhà cách tân trong việc phát triển các phụ gia hóa học tăng hiệu suất nghiền, giảm chi phí sản xuất và cải thiện chất lượng của ximăng. Chúng tôi cung cấp giá trị tốt cho khách hàng bằng cách kết hợp việc tổ chức toàn cầu và công suất chế tạo toàn thế giới với dịch vụ và sự hỗ trợ kỹ thuật đẳng cấp thế giới.
Hơn 70 năm trước, Grace đi tiên phong trong việc phát triển các hợp chất hóa học để dùng nghiền ximăng. Kể từ đó hãng đã luôn là một nhà cách tân trong việc phát triển các phụ gia hóa học tăng hiệu suất nghiền, giảm chi phí sản xuất và cải thiện chất lượng của ximăng. Chúng tôi cung cấp giá trị tốt cho khách hàng bằng cách kết hợp việc tổ chức toàn cầu và công suất chế tạo toàn thế giới với dịch vụ và sự hỗ trợ kỹ thuật đẳng cấp thế giới.
Phụ Gia cho Bêtông
Một dàn sản phẩm bêtông toàn diện kết hợp với dịch vụ và sự hỗ trợ tốt chưa từng có
Suốt hơn 70 năm, Grace Construction Products đã cải tiến chất lượng, cường độ và độ bền của bêtông bằng cách phát triển các sản phẩm bêtông tiên tiến, có giá trị gia tăng và hỗ trợ điều đó bằng một mức độ phục vụ kỹ thuật xuất sắc cho khách hàng của hãng. Trung Tâm Kỹ Thuật Bêtông và Ximăng châu Á Thái Bình Dương tọa lạc tại Singapore thử nghiệm và điều chỉnh các sản phẩm bằng cách dùng các công nghệ mới để bảo đảm rằng chúng tôi cung cấp các sản phẩm thích hợp nhất với các điều kiện tại từng nước thuộc châu Á.
Suốt hơn 70 năm, Grace Construction Products đã cải tiến chất lượng, cường độ và độ bền của bêtông bằng cách phát triển các sản phẩm bêtông tiên tiến, có giá trị gia tăng và hỗ trợ điều đó bằng một mức độ phục vụ kỹ thuật xuất sắc cho khách hàng của hãng. Trung Tâm Kỹ Thuật Bêtông và Ximăng châu Á Thái Bình Dương tọa lạc tại Singapore thử nghiệm và điều chỉnh các sản phẩm bằng cách dùng các công nghệ mới để bảo đảm rằng chúng tôi cung cấp các sản phẩm thích hợp nhất với các điều kiện tại từng nước thuộc châu Á.
Phụ gia Chống Thấm
Phụ gia Chống Thấm dạng Lỏng Hydratite WR
Là phụ gia lỏng để tạo bêtông ít thấm nước hơn, đặc sít hơn với lượng nước thấp hơn (thường là giảm bớt 15%), có tính dẻo lớn hơn và độ bền cao hơn. Có lợi trong các kết cấu bêtông chứa nước, sản xuất bêtông trộn sẵn và đổ bêtông bơm.
Là phụ gia lỏng để tạo bêtông ít thấm nước hơn, đặc sít hơn với lượng nước thấp hơn (thường là giảm bớt 15%), có tính dẻo lớn hơn và độ bền cao hơn. Có lợi trong các kết cấu bêtông chứa nước, sản xuất bêtông trộn sẵn và đổ bêtông bơm.
Chống Cháy
Monokote® Fireproofing – chất chống lửa kết dính xịt được chỉ định rộng rãi nhất thế giới
Việc bảo vệ một tòa nhà khỏi cháy là công việc nghiêm túc. Vì vậy chất chống lửa kết dính xịt Monokote® được chỉ định bởi các kiến trúc sư và được các nhà ứng dụng ưa chuộng để bảo vệ kết cấu thép của tòa nhà khỏi hư hại khi có cháy. Được công nhận khắp thế giới vì hiệu suất tại chỗ và độ bền vượt trội của nó, các sản phẩm Monokote® có mặt trong tất cả các loại nhà cửa – gồm cả các công trình cao tầng, các cơ sở chế tạo, trường học, bệnh viện và cơ sở thể thao. Monokote được phân phối trong vùng châu Á Thái Bình Dương từ cơ sở chế tạo được chứng nhận ISO của hãng tại Incheon, Hàn Quốc, được hỗ trợ bởi dịch vụ kỹ thuật chuyên nghiệp địa phương và các nhà ứng dụng lành nghề.
Việc bảo vệ một tòa nhà khỏi cháy là công việc nghiêm túc. Vì vậy chất chống lửa kết dính xịt Monokote® được chỉ định bởi các kiến trúc sư và được các nhà ứng dụng ưa chuộng để bảo vệ kết cấu thép của tòa nhà khỏi hư hại khi có cháy. Được công nhận khắp thế giới vì hiệu suất tại chỗ và độ bền vượt trội của nó, các sản phẩm Monokote® có mặt trong tất cả các loại nhà cửa – gồm cả các công trình cao tầng, các cơ sở chế tạo, trường học, bệnh viện và cơ sở thể thao. Monokote được phân phối trong vùng châu Á Thái Bình Dương từ cơ sở chế tạo được chứng nhận ISO của hãng tại Incheon, Hàn Quốc, được hỗ trợ bởi dịch vụ kỹ thuật chuyên nghiệp địa phương và các nhà ứng dụng lành nghề.
Chống Thấm Kết Cấu - Việt Nam
Một Hệ Thống Tiên Tiến Trong Chống Thấm
Trong hơn 30 năm, Grace Construction Products đã là một hãng dẫn đầu vững chắc về công nghệ chống thấm. Chúng tôi đi tiên phong trong việc phát triển và sử dụng hệ thống màng tự kết dính Bituthene® 30 năm trước đây. Kể từ đó, công nghệ tiên tiến của chúng tôi đã thêm các màng lắp đặt trước Preprufe® và dung dịch chống thấm Procor® vào dàn sản phẩm của mình. Ngày nay, hàng trăm triệu mét vuông các màng của chúng tôi đã được lắp đặt trên toàn thế giới. Hệ thống các màng và chất tổng hợp thoát nước Hydroduct® của Grace là căn bản cho các hệ thống chống thấm chất lượng trải qua những đòi hỏi chuyên nghiệp. Chúng bao gồm tất cả những thành phần chất lượng cao quan trọng cần thiết để bảo vệ một kết cấu khỏi tác động gây hại của nước.
Trong hơn 30 năm, Grace Construction Products đã là một hãng dẫn đầu vững chắc về công nghệ chống thấm. Chúng tôi đi tiên phong trong việc phát triển và sử dụng hệ thống màng tự kết dính Bituthene® 30 năm trước đây. Kể từ đó, công nghệ tiên tiến của chúng tôi đã thêm các màng lắp đặt trước Preprufe® và dung dịch chống thấm Procor® vào dàn sản phẩm của mình. Ngày nay, hàng trăm triệu mét vuông các màng của chúng tôi đã được lắp đặt trên toàn thế giới. Hệ thống các màng và chất tổng hợp thoát nước Hydroduct® của Grace là căn bản cho các hệ thống chống thấm chất lượng trải qua những đòi hỏi chuyên nghiệp. Chúng bao gồm tất cả những thành phần chất lượng cao quan trọng cần thiết để bảo vệ một kết cấu khỏi tác động gây hại của nước.
Phụ gia giảm Nước Cao cấp
Chất Siêu Hóa Dẻo ADVA® 123
Là phụ gia khử nước tầm cao được thiết kế đặc biệt cho bêtông cường độ cao ở tuổi sớm ngày. Nó còn dùng để tạo bêtông chảy độ sụt cao với khả năng hoạt động tốt.
Chất Siêu Hóa Dẻo ADVA® Cast 508
Là phụ gia khử nước tầm cao để dùng cho tất cả các kết cấu đúc sẵn/ứng suất trước nơi có đòi hỏi khử nước tầm cao để phát triển cường độ và/hoặc tiết kiệm năng lượng. Cải thiện bề mặt các bộ phận của khuôn.
Phụ gia Khử Nước Tầm Cao Daracem®
Là phụ gia lỏng tạo độ sụt cao, bêtông chảy, hoặc bêtông có tỷ lệ nước/ximăng rất thấp ở độ sụt bình thường.
Phụ gia Khử Nước Tầm Cao Daracem® 100
Là phụ gia lỏng cung cấp khả năng giữ nước khá hơn ở bêtông chảy. Nó thích hợp cho bêtông có tỷ lệ nước/ximăng thấp để có cường độ uốn và nén sớm cao với khả năng hoạt động và các đặc tính chảy tốt.
Phụ gia Khử Nước Tầm Cao Daracem® S21
Là phụ gia khử nước tầm cao tạo tỷ lệ nước/ximăng thấp, cho ra bêtông chảy cường độ cao với các đặc tính làm việc xuất sắc.
Phụ gia Siêu Hóa Dẻo Darex® Super 20
Là phụ gia khử nước tầm cao cho tỷ lệ nước/ximăng thấp tạo bêtông chảy lỏng cường độ cao với các đặc tính khả năng làm việc xuất sắc.
Phụ gia Siêu Hóa Dẻo SP1
SP1 là một chất siêu hóa dẻo tạo bêtông chảy lỏng hoạt động cao với cường độ cao. Nó còn được dùng với hồ già ximăng để tạo hồ ít co ngót.
Là phụ gia khử nước tầm cao được thiết kế đặc biệt cho bêtông cường độ cao ở tuổi sớm ngày. Nó còn dùng để tạo bêtông chảy độ sụt cao với khả năng hoạt động tốt.
Chất Siêu Hóa Dẻo ADVA® Cast 508
Là phụ gia khử nước tầm cao để dùng cho tất cả các kết cấu đúc sẵn/ứng suất trước nơi có đòi hỏi khử nước tầm cao để phát triển cường độ và/hoặc tiết kiệm năng lượng. Cải thiện bề mặt các bộ phận của khuôn.
Phụ gia Khử Nước Tầm Cao Daracem®
Là phụ gia lỏng tạo độ sụt cao, bêtông chảy, hoặc bêtông có tỷ lệ nước/ximăng rất thấp ở độ sụt bình thường.
Phụ gia Khử Nước Tầm Cao Daracem® 100
Là phụ gia lỏng cung cấp khả năng giữ nước khá hơn ở bêtông chảy. Nó thích hợp cho bêtông có tỷ lệ nước/ximăng thấp để có cường độ uốn và nén sớm cao với khả năng hoạt động và các đặc tính chảy tốt.
Phụ gia Khử Nước Tầm Cao Daracem® S21
Là phụ gia khử nước tầm cao tạo tỷ lệ nước/ximăng thấp, cho ra bêtông chảy cường độ cao với các đặc tính làm việc xuất sắc.
Phụ gia Siêu Hóa Dẻo Darex® Super 20
Là phụ gia khử nước tầm cao cho tỷ lệ nước/ximăng thấp tạo bêtông chảy lỏng cường độ cao với các đặc tính khả năng làm việc xuất sắc.
Phụ gia Siêu Hóa Dẻo SP1
SP1 là một chất siêu hóa dẻo tạo bêtông chảy lỏng hoạt động cao với cường độ cao. Nó còn được dùng với hồ già ximăng để tạo hồ ít co ngót.
Phụ gia giảm Nước
Phụ gia giảm nước và kéo dài thời gian ninh kết WRDA® 96
Một dung dịch từ nước gồm các lignosulfonates sửa đổi chứa một chất xúc tác, giúp tăng sự hyđrat hóa hoàn toàn ximăng portland. Nó không chứa clorua calci. Tạo một hỗn hợp hoạt động tốt giảm tới 15% nước và tạo ra bêtông chắc hơn, ít thấm nước hơn và bền hơn. Nó được dùng trong các công trường trộn sẵn, công trường tại nơi làm việc và lát lề đường bêtông, cho bêtông nặng và nhẹ bình thường, trong các công trường bêtông đúc sẵn và tạo ứng suất trước và bêtông khối.
Phụ gia Khử Nước Trung bình MIRA® 99
Là phụ gia khử nước trung bình cho bêtông với khả năng khử đến 5-18%, cải thiện khả năng duy trì độ sụt và nâng cao khả năng bơm và hoàn thiện.
Một dung dịch từ nước gồm các lignosulfonates sửa đổi chứa một chất xúc tác, giúp tăng sự hyđrat hóa hoàn toàn ximăng portland. Nó không chứa clorua calci. Tạo một hỗn hợp hoạt động tốt giảm tới 15% nước và tạo ra bêtông chắc hơn, ít thấm nước hơn và bền hơn. Nó được dùng trong các công trường trộn sẵn, công trường tại nơi làm việc và lát lề đường bêtông, cho bêtông nặng và nhẹ bình thường, trong các công trường bêtông đúc sẵn và tạo ứng suất trước và bêtông khối.
Phụ gia Khử Nước Trung bình MIRA® 99
Là phụ gia khử nước trung bình cho bêtông với khả năng khử đến 5-18%, cải thiện khả năng duy trì độ sụt và nâng cao khả năng bơm và hoàn thiện.
Phụ gia kéo dài thời gian ninh kết
Phụ gia kéo dài thời gian ninh kết Daratard® 17
Là phụ gia để sử dụng khi buộc phải trì hoãn thời gian ninh kết để bảo đảm đủ thời gian thi công và đầm rung. Chu kỳ trộn ngắn.
Phụ gia kéo dài thời gian ninh kết Daratard® 45
Là phụ gia để sử dụng khi buộc phải trì hoãn thời gian ninh kết để bảo đảm đủ thời gian thi công và đầm rung. Cùng với việc kéo dài thời gian ninh kết, nó đảm đương việc khử nước (thường là 8-12%) trong hỗn hợp bêtông.
Phụ gia kéo dài thời gian ninh kết Daratard® 88S
Là phụ gia để sử dụng khi buộc phải trì hoãn thời gian ninh kết để bảo đảm đủ thời gian thi công và đầm rung. Việc khử nước của Daratard 88S cho độ dẻo và khả năng làm việc lớn hơn trong bêtông tươi. Là một tác nhân phân tán, Daratard 88S tạo một hỗn hợp làm việc tốt cần ít nước hơn và tạo một loại bêtông chắc hơn và ít thấm nước hơn.
Là phụ gia để sử dụng khi buộc phải trì hoãn thời gian ninh kết để bảo đảm đủ thời gian thi công và đầm rung. Chu kỳ trộn ngắn.
Phụ gia kéo dài thời gian ninh kết Daratard® 45
Là phụ gia để sử dụng khi buộc phải trì hoãn thời gian ninh kết để bảo đảm đủ thời gian thi công và đầm rung. Cùng với việc kéo dài thời gian ninh kết, nó đảm đương việc khử nước (thường là 8-12%) trong hỗn hợp bêtông.
Phụ gia kéo dài thời gian ninh kết Daratard® 88S
Là phụ gia để sử dụng khi buộc phải trì hoãn thời gian ninh kết để bảo đảm đủ thời gian thi công và đầm rung. Việc khử nước của Daratard 88S cho độ dẻo và khả năng làm việc lớn hơn trong bêtông tươi. Là một tác nhân phân tán, Daratard 88S tạo một hỗn hợp làm việc tốt cần ít nước hơn và tạo một loại bêtông chắc hơn và ít thấm nước hơn.
Phụ gia Chống Thấm dạng Lỏng Hydratite WR
Là phụ gia lỏng để tạo bêtông ít thấm nước hơn, đặc sít hơn với lượng nước thấp hơn (thường là giảm bớt 15%), có tính dẻo lớn hơn và độ bền cao hơn. Có lợi trong các kết cấu bêtông chứa nước, sản xuất bêtông trộn sẵn và đổ bêtông bơm.
Subscribe to:
Posts (Atom)